Tép Yamato tép ăn rêu hại được săn lùng nhất

Tép Yamato tép ăn rêu hại được săn lùng nhất. Tép Yamato đang được các anh em chơi thủy sinh yêu thích và săn lùng nhiều nhất. Chúng có khả năng diệt rêu hại hiệu quả nhất hiện nay. Bạn đã biết đến tép Yamato xuất xứ từ Nhật Bản và cách nuôi loài tép này chưa? Cùng Cacanhmini.com khám phá ngay Tép Yamato tép ăn rêu hại được săn lùng nhất.

tep-yamato-1
Tép Yamato tép ăn rêu hại được săn lùng nhất

Xuất xứ và đặc điểm của tép Yamato

Tép Yamato hay còn được gọi là Tép Amano. Tên khoa học là Caridina multidentata, nằm trong họ Atyidae thuộc chi Caridina. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản, được tìm thấy lần đầu tiên bởi Takashi Amano vào năm 1980.

Tép Yamato ưa sống trong môi trường nước lợ. Nhưng vẫn thích nghi được trong môi trường nước ngọt. Tuổi thọ của tép Amano sống trong môi trường nước ngọt trung bình là vào khoảng từ 2 đến 3 năm, tùy theo điều kiện nuôi dưỡng.

tep-yamato-2
Xuất xứ của tép Yamato

Điểm khác biệt nhất ở tép Yamato là chúng có những chấm bi nhỏ dọc trên cơ thể. Rất dễ phân biệt với các loài tép cảnh khác. Ngoài ra còn có khả năng ăn rêu hại cực kỳ tốt, hiệu quả hơn cả một số dòng cá Otto và một số em cá dọn bể khác.

tep-yamato-3
Đặc điểm của tép Yamato

Cách nuôi tép Yamato tép ăn rêu hại được săn lùng nhất

Tép Yamato thích hợp với điều kiện nhiệt độ từ 18 đến 28 độ C. Độ pH từ 6 đến 7,5, độ cứng từ 6 đến 10 dKH. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại tảo và rêu hại trong bể thủy sinh. Bên cạnh đó, chúng cũng ăn được cả những loại thức ăn công nghiệp…

tep-yamato-4
Cách nuôi tép Yamato hiệu quả

Tép Amano còn là chuyên gia dọn bể chăm chỉ nhất. Chúng thường xuyên vệ sinh lá cây, ăn các loại rêu hại trong bể thủy sinh. Mà không tàn phá các loại cây thủy sinh khác. Cũng vì thế mà tép Yamato rất được yêu thích hiện nay. Lưu ý là loại tép này bò rất nhanh trong môi trường nước. Do đó, bạn cần đậy kín bể khi nuôi loài tép này.

Lưu ý khi nuôi tép Yamato tép Amano

Tép Yamato là dòng tép nước lợ được thuần chủng qua môi trường nước ngọt. Chúng gần như không thể sinh sản trong môi trường nước ngọt. Thay vào đó chỉ có thể sinh sản trong môi trường nước lợ.

tep-yamato-5
Lưu ý khi nuôi tép Yamato tép Amano

Khi trong quá trình sinh sản, chủ nuôi nên tách riêng tép con khỏi tép bố mẹ. Nhằm tránh trường hợp làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tép con.

Hơn nữa, cũng không nên dùng các loại lưới hay vật chắn để quây tép con lại. Vì tép Yamato con có thể theo những sợi lưới bò ra khỏi bể thuỷ sinh của bạn.

Tác giả: H.Tiến

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi tép cảnh hữu ích được các anh em chia sẻ trên Blog Cá Cảnh Mini:

Các loài tép ong hướng dẫn cách nuôi tép ong

Nuôi tép cảnh cần chuẩn bị gì

Thắc mắc nuôi tép cảnh có cần oxy không

Bộ sưu tập 12 loài tép cảnh thủy sinh đẹp

Cách diệt bọ giun sán trong bể cá cảnh tép cảnh

Chuyên Mục: Cá cảnh
Bài trước
Xem bói nốt ruồi ở ngực đàn ông và phụ nữ tốt hay xấu
Bài sau
Sinh con năm 2027 tuổi Đinh Mùi vào ngày tháng nào tốt nhất