Bí quyết nuôi cá Sọc Ngựa cá Ngựa Vằn chi tiết nhất

Bí quyết nuôi cá Sọc Ngựa cá Ngựa Vằn chi tiết nhất. Cá Sọc Ngựa cá Ngựa Vằn đang ngày càng được các anh em chơi cá cảnh yêu thích. Cá Sọc Ngựa có khá nhiều màu sắc khác nhau. Chẳng hạn như cá sọc ngựa đỏ, cá sọc ngựa xanh dạ quang, cá sọc ngựa vàng neon, cá sọc ngựa tím, cá sọc ngựa cam… Rất nổi bật, xinh đẹp và cực kỳ bắt mắt trong bể thủy sinh. Ngoài ra, chúng cũng cực kỳ năng động, nhanh nhẹn, phàm ăn lại có khả năng thích nghi tốt với môi trường sống.

Dưới đây là hàng loạt các thông tin chi tiết nhất về loài cá Ngựa Vằn. Xuất xứ, đặc điểm, thức ăn, tuổi thọ, các bệnh thường gặp ở cá Ngựa Vằn. Bên cạnh đó, Cacanhmini.com cũng chia sẻ với anh em bí quyết nuôi cá Sọc Ngựa cá Ngựa Vằn sinh sản. Và cách nuôi đàn cá Sọc Ngựa bột.

bi-quyet-nuoi-ca-soc-ngua-1

Bí quyết nuôi cá Sọc Ngựa cá Ngựa Vằn chi tiết nhất

Xuất xứ và đặc điểm của cá sọc ngựa cá ngựa vằn

Cá sọc ngựa còn có tên gọi khác là cá ngựa vằn, tên khoa học là Danio Rerio. Chúng nằm trong bộ cá chép và được tìm thấy lần đầu tiên trong khu vực Nam Á, Ấn Độ, Băngladet và Srilanka. Loài cá này có nhiều màu sắc khác nhau, tạo thêm không khí sinh động cho hồ cá của bạn. Cá ngựa vằn có thân hình mỏng và dẹp ở hai bên, kích thước không quá 6cm. Phần đầu có hai râu hướng về phía trước. Đặc biệt, cá sọc ngựa hay còn gọi là cá ngựa vằn có khá nhiều màu sắc khác nhau. Chẳng hạn như cá ngựa vằn sọc đỏ, cá ngựa vằn sọc xanh, cá ngựa vằn sọc vàng… Đây là loài cá cảnh rất dễ nuôi, dễ thích nghi với môi trường, đặc biệt phù hợp với những anh em mới tập chơi cá. Tụi này thường bơi ở tầng nước trên, gần sát mặt nước. Và bạn cũng có thể nuôi chung tụi nó với các loài cá khác.

Theo kinh nghiệm từ Blog Cá Cảnh Mini, chúng cũng rất phàm ăn và ăn rất khỏe, ít khi bị bệnh. Có thể sống được trong hồ cá nhỏ hoặc trong môi trường thiếu oxy. Nuôi tụi này không cần tốn quá nhiều công sức mà tụi nó cũng làm cho hồ cá của bạn thêm phần sinh động và đẹp mắt.

Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi cá sọc ngựa cá ngựa vằn

Các loài cá sọc ngựa dạ quang đẹp rực rỡ

Cá sọc ngựa xanh

Các em cá sọc ngựa xanh này sẽ thường được bán nhiều nhất tại các tiệm cá cảnh. Giá thành cũng khá rẻ, chỉ dao động khoảng 5k/em tùy theo từng tiệm. Mà có lẽ giá của em cá sọc ngựa xanh bình thường này là rẻ nhất trong số các loại cá sọc ngựa.

Cá sọc ngựa đỏ

Cá sọc ngựa đỏ thì nổi bật hơn hẳn. Đặc biệt là khi anh em nuôi chúng trong bể thủy sinh. Bên cạnh đó, do cá sọc ngựa đỏ thường bơi ở tầng nước trên, gần sát mặt nước. Theo Blog Cá Cảnh Mini, bạn cũng có thể kết hợp nuôi chung với các loài cá hiền lành khác như cá bảy màu, cá bình tích, cá trân châu… Để đem đến sự sinh động và đa dạng cho bể thủy sinh.

Xem thêm: Các loài cá sọc ngựa dạ quang đẹp rực rỡ

bi-quyet-nuoi-ca-soc-ngua-2

Các loài cá sọc ngựa dạ quang đẹp rực rỡ

Cá sọc ngựa xanh dạ quang

Cá sọc ngựa xanh dạ quang hay còn gọi là cá sọc ngựa xanh lá cây. Hiện là cá sọc ngựa dạ quang hot nhất hiện nay. Hầu như anh em nào cũng bị quyến rũ bởi vẻ đẹp lấp lánh bắt mắt của em này. Mà đúng thật là vậy. Theo Blog Cá Cảnh Mini thì em này là sáng chói trong hồ cá cảnh của anh em luôn nha. 🙂

Cá sọc ngựa vàng neon

Bên cạnh cá sọc ngựa xanh dạ quang, em cá sọc ngựa vàng neon cũng nằm trong top các loài cá sọc ngựa dạ quang đẹp rực rỡ và hot nhất hiện nay. Vì thế mà giá thành của cá sọc ngựa vàng neon hay cá sọc ngựa xanh dạ quang có thể nhỉnh hơn một chút so với các em khác. Giá dao động tầm 8k/em.

Cá sọc ngựa tím

Riêng em cá sọc ngựa tím thì là cá sọc ngựa hiếm có khó tìm hơn. Có thể anh em sẽ thấy loại này ít xuất hiện và ít được bán tại các tiệm cá cảnh. Theo Cacanhmini.com cá sọc ngựa tím dường như có vẻ đẹp lạ, cuốn hút và mê hoặc. Nếu hôm nào anh em tình cờ thấy em này tại các tiệm cá cảnh thì chọn ngay cá sọc ngựa tím về đội của mình. 🙂

Thức ăn cho cá sọc ngựa cá ngựa vằn

Thức ăn của cá sọc ngựa hay cá ngựa vằn chủ yếu là các loại giáp xác, động vật không xương sống hay cả côn trùng. Ngoài ra, các em sọc ngựa cũng có thể ăn các loại thức ăn khô dạng viên.

Tuy nhiên, về thời gian cho anh, Cacanhmini lưu ý anh em nên cho cá sọc ngựa ăn 2 lần/ngày. Tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối.

Một lưu ý quan trọng khi cho cá sọc ngựa cá ngựa vằn ăn là chỉ cho ăn với lượng vừa phải. Điều này sẽ giúp các anh em chủ nuôi tránh lãng phí thức ăn và hạn chế làm dơ nước trong hồ.

Xem thêm: Thức ăn cho cá sọc ngựa cá ngựa vằn

Tuổi thọ của cá sọc ngựa cá ngựa vằn là bao lâu?

Cá sọc ngựa hay cá ngựa vằn nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt. Thì sẽ có tuổi thọ lên đến 3 năm.

Tuy nhiên, trường hợp cá bị bệnh thì chủ nhân sẽ khó phát hiện. Đa phần tỉ lệ cứu thấp và khó qua khỏi, thậm chí gây thiệt hại cho cả đàn nếu lực lượng bạn nuôi đông đảo.

Để cá ngựa vằn khỏe mạnh và sống lâu hơn, 500 anh em nên vệ sinh hồ nuôi, thay nước ít nhất 1 lần/tuần. Đồng thời hạn chế nguồn gây bệnh là ký sinh trùng hay vi khuẩn trong nước bẩn.

bi-quyet-nuoi-ca-soc-ngua-8

Các bệnh ở cá sọc ngựa và kinh nghiệm chữa trị

Các bệnh ở cá sọc ngựa và kinh nghiệm chữa trị

Blog Cá Cảnh Mini đánh giá các em cá sọc ngựa đa phần rất khỏe mạnh. Năng động, nhanh nhẹn, phàm ăn lại có khả năng thích nghi cực tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, với nhiều nguyên nhân khác nhau, cá sọc ngựa có thể mắc các bệnh thường gặp sau đây:

Cá sọc ngựa bị nhiễm nấm

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh nhiễm nấm ở cá sọc ngựa

Khi quan sát kỹ, chủ nuôi phát hiện trên cơ thể cá sọc ngựa xuất hiện những vết đốm phát ban. Hoặc xuất hiện một lớp màng mỏng dạng sợi. Những triệu chứng này cho anh em biết là rất có khả năng cá sọc ngựa đã bị nhiễm nấm.

Cách chữa trị cá sọc ngựa bị nhiễm nấm

Khắc phục cá sọc ngựa bị nhiễm nấm bằng cách ngâm cá trong nước muối. Hoặc hòa thêm muối vào nguồn nước trong bể nuôi.

Xem thêm: Bệnh ở cá sọc ngựa và kinh nghiệm chữa trị

Cá sọc ngựa bị nhiễm bệnh rung

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh nhiễm rung ở cá sọc ngựa

Trông có vẻ như cá sọc ngựa đang di chuyển rất nhanh nhưng thực chất lại đang đứng yên một chỗ. Đây có thể là dấu hiệu cá sọc ngựa bị nhiễm bệnh rung. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do các chức năng của cá đang bị rối loạn.

Cách chữa trị cá sọc ngựa bị nhiễm bệnh rung

Để chữa trị bệnh rung ở cá sọc ngựa, lời khuyên từ Blog Cá Cảnh là anh em nên kiểm tra lại và đảm báo các yếu tố trong môi trường sinh sống của cá. Chẳng hạn như về nguồn nước, nhiệt độ, độ pH, nguồn thức ăn cho cá hàng ngày…

Cá sọc ngựa bị bệnh thối vây, thối đuôi

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh thối vây, thối đuôi ở cá sọc ngựa

Cá sọc ngựa bị thương, bị xây xát. Hoặc sinh sống trong môi trường nước không sạch sẽ. Đây là hai nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh thối vây, thối đuôi ở cá sọc ngựa.

Cách chữa trị cá sọc ngựa bị bệnh thối vây, thối đuôi

Để điều trị bệnh thối vây, thối đuôi ở cá sọc ngựa, cách hiệu quả nhất là anh em nên tìm mua các loại thuốc đặc trị tại các tiệm cá cảnh. Và sử dụng liều lượng theo hướng dẫn. Ngoài ra, nên thêm pha thêm muối vào nguồn nước trong bể để giúp cá sọc ngựa sát khuẩn.

Hướng dẫn cách phân biệt cá sọc ngựa đực và cái

Làm thế nào để phân biệt cá sọc ngựa đực và cá sọc ngựa cái đây? Cacanhmini.com sẽ hướng dẫn anh em cách phân biệt giữa các anh chàng cá sọc ngựa đực cá tính hay các cô nàng cá sọc ngựa cái dễ thương. Chú ý quan sát vẻ ngoài của các em ấy là có thể phân biệt được ngay. 🙂

  • Các em cá sọc ngựa đực thì sẽ có phần thân thon dài, nhỏ hơn hẳn cá sọc ngựa cái. Màu sắc rực rỡ và có hoa văn sọc rõ nét hơn.
  • Cá sọc ngựa cái thì sẽ có phần thân khá to. Trông như kiểu bụng bầu chín tháng chưa đẻ vậy đó. Anh em nhìn vào sẽ phát hiện ra ngay. Màu sắc và hoa văn có vẻ nhạt hơn so với cá sọc ngựa đực.

Xem thêm: Phân biệt cá sọc ngựa đực và cái

bi-quyet-nuoi-ca-soc-ngua-7

Cách cho cá sọc ngựa cá ngựa vằn sinh sản

Cách cho cá sọc ngựa cá ngựa vằn sinh sản

Cá sọc ngựa là loài đẻ trứng. Khi đạt đến độ tuổi trưởng thành là khoảng 5 tháng tuổi, cá sọc ngựa sẽ bắt đầu sinh sản. Thông thường, cá đẻ quanh năm nhưng tập trung nhất là vào các tháng mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 10.

Kinh nghiệm từ Cá Cảnh Mini là bạn có thể cho một cặp ép chung với nhau. Hoặc theo tỉ lệ 1 cái – 2 đực. Đồng thời, rải thêm một ít đá cuội, sỏi ở dưới đáy bể và một ít rễ bèo hoặc rong… Nhiệt độ nước thích hợp cho cá đẻ là khoảng 26 độ C, độ PH 6,5, độ cứng nước ở mức 6-8 gH.

Loại cá này đẻ trứng dính. Trứng sẽ dính vào các giá thể như rễ bèo hoặc rong bạn đã chuẩn bị. Khi thấy cá đẻ xong, anh em nên vớt cá bố mẹ ra riêng để hạn chế chúng ăn trứng. Phần trứng cá còn lại, bạn có thể mở máy sục khí oxy ở mức nhẹ và tiếp tục theo dõi. Trứng sẽ nở trong khoảng 44 giờ sau đó.

Xem thêm: Nghệ thuật cho cá sọc ngựa cá ngựa vằn sinh sản

Thức ăn cho cá sọc ngựa cá ngựa vằn bột

3 ngày đầu khi cá con mới nở, thức ăn của chúng sẽ là noãn hoàn. Sau đó, bạn nên chuẩn bị Rotifera luân trùng hoặc nếu không, có thể thay thế bằng lòng đỏ trứng gà đã luộc lên phơi khô.

Thời gian sau đó, khi cá sọc ngựa bột lớn hơn một chút, anh em cho tụi nó ăn Moina, trùn chỉ… Những loại thức ăn này sẽ giúp tụi nó có tỉ lệ sống cao và mau lớn.

Chúc anh em thành công với đàn cá bột khỏe mạnh nha. 🙂 Ngoài ra, anh em nào có bí kíp hay ho, chia sẻ cho Blog Cá Cảnh Mini và các chiến hữu khác xem nào. 🙂

Tác giả: Tony

Nguồn Cacanhmini.com

Tổng hợp các pet cảnh siêu hot trên Cá Cảnh Mini, bạn đã xem chưa:

Các giống chuột Hamster đáng yêu dễ nuôi nhất hiện nay

Bí quyết nuôi Rồng Nam Mỹ Iguana bò sát cảnh tuyệt đẹp

Những loại rùa cảnh đẹp dễ nuôi thu hút giới trẻ

Những loài chim cảnh dễ nuôi nhất hiện nay

7 giống mèo cảnh đẹp phổ biến nhất tại Việt Nam

Top 10 giống chó cảnh được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam