Tổng hợp kinh nghiệm nuôi và chăm sóc cá Đĩa nhanh lớn

Tổng hợp kinh nghiệm nuôi và chăm sóc cá đĩa nhanh lớn. Vào những năm 2000, các em cá đĩa mệnh danh là “nhất đại mỹ ngư” hay “ngũ sắc thần tiên” được nhập vào nước ta với giá đắt đỏ. Hiện nay, nhờ nỗ lực nhân giống của các nghệ nhân, cá đĩa xuất hiện nhiều hơn trong các cửa hàng cá cảnh cũng như trong hồ cá của các anh em. Cacanhmini.com tổng hợp những kinh nghiệm nuôi và chăm sóc cá Đĩa hiệu quả nhất. Giúp đàn cá Đĩa của anh em khỏe mạnh và nhanh lớn nhất.

ca-dia-dep-4
Tổng hợp kinh nghiệm nuôi và chăm sóc cá Đĩa nhanh lớn

Thông tin cho anh em về cá Đĩa

Năm 1840, tiến sĩ Johann Jacob Heckel là người đầu tiên tìm ra cá đĩa tại những nhánh sông Amazon. Người ta cũng lấy tên vị tiến sĩ này đặt tên cho loài cá đĩa là Symphysodon Discus Heckel. Tại các nhánh sông Amazon có đến 3 loại nước khác nhau. Nước vàng xanh – nước sạch ở hạ lưu. Nước đen ở trung lưu và nước vàng mùn ở thượng nguồn. Chính sự đa dạng của 3 loại nước này hình thành nên nhiều giống cá đĩa với màu sắc và hoa văn độc đáo.

Năm 1930, cá đĩa được biết đến nhiều hơn. Và ngày càng được giới thượng lưu ưa chuộng. Thế nhưng, giá của các em mỹ nhân ngư lúc bấy giờ rất đắt đỏ và điều kiện chăm sóc tốn kém. Do đó, các em mỹ nhân ngư chỉ dành cho giới thượng lưu, nhà giàu mới có thể sở hữu và nuôi được các em ấy. Chứ nghèo như tôi và các anh em thì… tiền không có mà ăn lấy đâu mà nuôi mỹ nhân ngư!!!

Nhận thấy được tiềm năng và giá trị kinh tế của cá đĩa, thương gia và các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ mới bắt tay vào lai tạo giống cá đĩa. Ngày nay, các loại cá đĩa ngày càng đa dạng và phong phú. Bao gồm cá đĩa nâu, cá đĩa xanh hoang dã, cá đĩa Heckel. Ngoài ra, còn một số dòng cá đĩa đột biến khác như cá đĩa ma, cá đĩa lam kim cương, cá đĩa bồ câu đỏ, cá đĩa da rắn…

Xem ngay: Bộ sưu tập hình ảnh cá Đĩa đẹp nhất

Đặc điểm cá Đĩa nhất đại mỹ ngư

Vào những năm 2000, các em cá đĩa mệnh danh là nhất đại mỹ ngư được nhập vào nước ta với giá đắt đỏ. Hiện nay, nhờ nỗ lực nhân giống của các nghệ nhân, cá đĩa xuất hiện nhiều hơn trong các cửa hàng cá cảnh cũng như trong hồ cá của các anh em.

Nhìn chung, cá đĩa có hình dáng tròn trĩnh tựa như chiếc đĩa. Miệng nhỏ, mang nhỏ khá lạ và đẹp mắt. Thân hình tròn dẹt được cho là để dễ dàng thích nghi với điều kiện sống. Ẩn nấp vào cây và các thực vật dưới nước, len lỏi qua rong cỏ hay rễ cây dễ dàng.

Một em cá đỉa trưởng thành có thể đạt kích thước 15 – 20 cm. Tùy theo từng loài mà thân cá đĩa thường có nhiều màu, sọc và nhiều loại hoa văn khác nhau, cực kỳ nổi bật và sặc sỡ. Mấy em mỹ nhân ngư này lại còn sống theo bầy đàn nên mang đến vẻ đẹp sinh động và bắt mắt. Dường như chúng thổi hồn vào bể cá nhà bạn, tạo cảnh sắc có 1-0-2, giúp anh em vừa thư giãn vừa tự hào vì có bể cá mỹ nhân ngư đẹp hút hồn.

Tuổi thọ của cá Đĩa là bao lâu?

Theo một số anh em chơi cá đĩa lâu năm cho biết, cá đĩa thường có tuổi thọ trung bình là khoảng 8 năm. Tuy nhiên, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường phù hợp nhất, cá đĩa có thể sống được 12 đến 13 năm.

Xem ngay: Cá đĩa phát triển như thế nào và tuổi thọ cá đĩa

ca-dia-dep-10
Đặc điểm cá Đĩa nhất đại mỹ ngư

Top 10 loại cá Đĩa đẹp được nhiều người yêu thích nhất

1. Cá Đĩa lam

Cá dĩa lam mang bộ gen của dòng cá dĩa Blue Turquise. Khi còn bé cá dĩa lam có màu xanh trong suốt. Và dần dần khi đạt đến độ tuổi trưởng thành, chúng có màu xanh ngọc đậm và nổi bật hơn. Điểm theo đó là các sọc trắng, sọc xanh hay chấm bi…

 

2. Cá Đĩa vàng

Cá dĩa vàng sở hữu đa phần là màu vàng sáng trên thân. Có thể kết hợp thêm một số sọc trắng mờ, vây khá trong suốt. Cá đĩa vàng thường được nhiều anh em yêu thích và chọn nuôi nhất. Vì màu vàng là tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, phát tài.

 

3. Cá Đĩa đỏ

Cá dĩa đỏ cũng sở hữu một màu toàn thân như cá đĩa vàng. Nhưng màu sắc nổi bật nhất của chúng là màu đỏ, tựa như ngọn lửa cháy bỏng, thiêu rụi bất cứ ai ngắm nhìn.

 

4. Cá Đĩa trắng

Trái ngược với cá đĩa đỏ với màu đỏ cháy bỏng, cá dĩa trắng lại sở hữu một màu sắc trắng thuần khiết trên toàn bộ cơ thể. Em này có vẻ đẹp mong manh, trong sáng, dễ thương khiến nhiều anh em dân chơi mê đắm.

 

5. Cá Đĩa Heckel

Phải nói là cá dĩa Heckel có màu sắc trên thân cực kỳ độc đáo, gần như có 1-0-2. Khác biệt nhất là một sọc chính giữa cơ thể, đối lập hoàn toàn với màu sắc và hoa văn trân thân mình. Đây cũng là các em cá đĩa nguyên thủy, được đặt theo tên của tiến sĩ Johann Jacob Heckel, người đầu tiên tìm ra chúng. Mấy em này sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, tư nhiên, khó chinh phục. 🙂

 

6. Cá Đĩa bông xanh

Cá dĩa bông xanh được lai ghép từ gen của nhiều loài cá dĩa. Mấy em cá dĩa bông xanh có cả màu xanh và hoa văn họa tiết sọc đỏ nổi bật, bao quanh mắt và điểm xuyết cả cơ thể. Màu sắc của tụi nó cũng có thể thay đổi tùy theo tâm trạng. Nói chung, mấy em này là kiểu nắng mưa thất thường đấy các anh em.

 

7. Cá Đĩa bồ câu

Cá dĩa bồ câu được lai tạo bởi một nhà nhân giống người Thái Lan Kitti Phanaitthi. Tụi này có thân hình màu trắng sáng, hoa văn màu đỏ nổi bật. Phần đuôi có một chút màu đen.

 

8. Cá Đĩa da rắn

Cá dĩa da rắn với hoa văn vô cùng đa dạng và khó định hình nhất. Mỗi em đều mang vẻ đẹp đặc sắc cùng với hoa văn tinh xảo bậc nhất. Vì lẽ đó nên rất nhiều anh em dân chơi tìm mua loại này.

 

9. Cá Đĩa Albino

Cá dĩa Albino mang màu trắng toàn cơ thể cùng với đôi mắt màu đỏ đặc trưng. Có thể nói, cá đĩa Albino là một dạng bạch tạng ở cá đĩa. Điểm trừ là tụi này có sức đề kháng yếu hơn những dòng cá đĩa khác.

 

10. Cá Đĩa chấm bi

Anh em nào thích kiểu chấm bi thì sẽ hợp với các em cá dĩa chấm bi này. Trông tụi nó cũng khá vui nhộn và thú vị nên được nhiều anh em đầu tư, mua về nuôi cho vui cửa vui nhà. 🙂

Xem ngay: Cá đĩa red panda đỏ rực đem lại may mắn


ca-dia-red-panda-1
Cá Đĩa Red Panda tuyệt đẹp

Tổng hợp kinh nghiệm nuôi và chăm sóc cá Đĩa nhanh lớn

 

Nhiều anh em cho rằng cá đĩa là loại cá cảnh khó nuôi nhất trong các loại cá cảnh nước ngọt. Theo tôi chắc có lẽ đúng là vậy đấy. Vì chúng khá nhát và nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng kể cả nhiệt độ luôn. Thế nên, nếu có ý định nuôi cá đĩa, anh em cần xem xét những điều bên dưới:

 

  • Đặt bể cá đĩa ở nơi thoáng mát, vừa tránh ánh sáng mạnh, vừa phải yên tĩnh, tránh tiếng ồn.

  • Cá đĩa đòi hỏi rất cao về môi trường sống. Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và các nồng độ trong nước.

  • Đảm bảo nguồn thức ăn tốt cho cá đĩa.

Môi trường sống thích hợp của cá Đĩa

Như có nói ở trên, một em cá đĩa trưởng thành có thể đạt kích thước 15 – 20cm. Thế nên, anh em cần chuẩn bị hồ có kích thước khá lớn để nuôi cá đĩa. Nhiệt độ thích hợp cho chúng là 30 độ C. Tuy nhiên, nếu đang trong quá trình sinh sản thì duy trì nhiệt độ ở mức 24 – 25 độ C. Ngoài ra, độ cứng ở mức 15, độ PH mức 7, độ kiềm KH mức 8. Độ dẫn mức 800 μSiemens.

 

Lưu ý khi thay nước cần dùng nước đã qua xử lý Clo. Và nước mới phải đạt yêu cầu như trên. Đồng thời, chủ nuôi cần lắp máy lọc cũng như máy sục oxy để cá phát triển tốt.

 

Chuẩn bị thức ăn cho cá Đĩa

Thức ăn cho cá Đĩa trong 30 ngày đầu

Cá dĩa thực chất là loài cá đẻ trứng. Trứng sẽ nở sau khoảng 60 giờ. Lúc mới nở, cá dĩa bột sẽ bám vào tổ với khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày. Sau đó, đàn cá dĩa bột sẽ bám vào cá bố mẹ. Từ ngày thứ 15 trở đi thì anh em có thể tách cá dĩa bột ra khỏi cá bố mẹ. Thức ăn chủ yếu cho đàn cá dĩa bột trong vòng từ 15 đến 30 ngày đầu chủ yếu là Artemia và bo bo.

 

Anh em lưu ý là trong khoảng thời gian này không nên thay nước hoặc hạn chế thay nước. Thay nước gây động quá mạnh có thể khiến cá dĩa bố mẹ căng thẳng, thậm chí ăn luôn đàn cá con.

Thức ăn cho cá Đĩa từ 1 đến 3 tháng tuổi

 

Khi cá dĩa lớn hơn một chút, từ 1 đến 3 tháng tuổi, chúng khá là dễ nuôi. 🙂 Anh em có thể cho chúng ăn trùn chỉ, lăng quăng hay cả bo bo đều được. Tuy nhiên, cần lưu lựa chọn những thức ăn đông lạnh đảm bảo độ sạch và chất lượng.

 

Thức ăn cho cá Đĩa trưởng thành

Giai đoạn từ 3 tháng tuổi trở đi là giai đoạn trưởng thành ở cá dĩa. Các em cá dĩa có thể ăn được tảo, trùn chỉ, tép nhỏ, lăng quăng, luân trùng, ấu trùng cá con, sâu đông lạnh. Bên cạnh đó cũng có thể cho chúng ăn thêm tim bò đông lạnh để khỏe mạnh, mau lớn và lên màu đẹp hơn.

Xem ngay: Cá đĩa vàng Albino hút tài lộc cho bể thủy sinh


ca-dia-vang-albino-5
Tổng hợp kinh nghiệm nuôi và chăm sóc cá Đĩa nhanh lớn

Kinh nghiệm phân biệt cá Đĩa đực và cái

Quan sát các bộ phận trên cơ thể

Các chú cá đĩa đực thường có phần đầu to hơn và thẳng hơn so với các cô nàng cá đĩa cái. Ngược lại, phần đầu của cá đĩa cái thường nhỏ và không được thẳng như ở cá đĩa đực.

 

Cá đĩa đực có phần môi to và dày hơn so với cá đĩa cái. Miệng của cá đĩa cái lại nhỏ và có phần mỏng hơn so với cá đĩa đực.

 

Quan sát các vây và kích thước

 

Ở một số loài cá đĩa đực có chóp vây dài hơn so với cá đĩa cái. Bên cạnh đó, kích thước của vây lưng và vây hậu môn cũng cao hơn khi so sánh với các cô nàng cá đĩa cái. Một số em cá đĩa cái có vây lưng và vây bụng thấp hơn cá đĩa đực.

 

 

Về kích thước cơ thể, các chú cá đĩa đực có kích thước to hơn các cô nàng cá đĩa cái. Thông thường, khi đến thời kỳ sinh sản, tốc độ tăng trưởng của cá đĩa cái thường chậm lại. Và có kích thước cơ thể không to lớn bằng các chú cá đĩa đực.

 

Quan sát hành vi và bộ phận sinh dục

Khi quan sát hành vi và tính tình của các em cá đĩa, bạn cũng có thể phần nào phân biệt cá đĩa đực và cái. Chẳng hạn như những chú cá đĩa đực thường to hơn. Và đặc biệt tính tính cùng hung dữ hơn. Còn những cô nàng cá đĩa cái thì tính tình sẽ hiền lành và thân thiện hơn.

Bên cạnh đó, anh em chủ nuôi cũng có thể quan sát bộ phận sinh dục của cá đĩa để phân biệt cá đĩa đực và cái. Vòi sinh dục của cá đĩa thì có hình dáng nhọn. Trong khi cá đĩa cái có vòi sinh dục rộng và có hình tù.

Xem ngay: Quang Trung nuôi cá đĩa trong bể thủy sinh cực đẹp

Bí quyết nuôi cá Đĩa sinh sản

Chọn cá đĩa khỏe mạnh

Khi cho cá đĩa sinh sản, điều trước hết cần làm là khoảng 10 em cá đĩa khỏe mạnh và nuôi trong cùng một hồ. Sau đó, bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các loại thức ăn như lăng quăng, trùn chỉ, thịt bò xay nhỏ cắt hạt lựu… Đồng thời cho thêm một ít giá thể vào hồ để tạo máng đẻ cho cá đĩa.

 

Thông thường cá đĩa sinh sản sau khoảng 10 tháng tuổi. Chủ nuôi có thể phát hiện bằng cách quan sát đàn cá đĩa. Nếu phát hiện từng cặp tách riêng ra góc, canh giữ và quấn lấy giá thể, đồng thời, đánh đuổi những em khác. Thì nên vớt ngay cặp ấy cho vào một hồ riêng đã chuẩn bị từ trước.

 

 


thuc-an-cho-ca-dia-2
Bí quyết nuôi cá Đĩa sinh sản

Cách cho cá đĩa sinh sản

Trong thời gian này, chủ nuôi không cần phải can thiệp vào. Trừ việc thay nước thường xuyên, khoảng 2 ngày thay 20% nước. Không thay nước vào khoảng thời gian từ 16 đến 22 giờ, vì cá đĩa có thể sẽ đẻ vào khoảng thời gian này. Ngoài ra, cần duy trì nhiệt độ từ 26 – 28 độ C, độ PH từ 6,0 đến 6,6.

Cá đĩa cái đẻ trứng trên mặt phẳng giá thể. Cá đĩa đực theo sau phủ tinh lên trứng. Trứng thường chuyển sang màu đen dần và nở sau khoảng 3 ngày.

Cách chăm sóc cá Đĩa bột nhanh lớn

Nhiệt độ môi trường nuôi cá Đĩa con

 

Nhiệt độ thích hợp để nuôi cá dĩa con phát triển tốt và khỏe mạnh là từ 28 đến 30 độ C. Độ pH từ 6,5 đến 7. Mực nước trong bể nuôi phù hợp nhất là vào khoảng 30cm. Lưu ý cần dùng nước sạch, không chứa ammonia, nitrite, không bị ô nhiễm hay nhiễm các kim loại nặng và tạp chất.

 

Mật độ thả cá Đĩa con trong cùng một bể

Bên cạnh nhiệt độ và môi trường nuôi cá dĩa bột. Bạn cũng cần để ý đến mật độ cá dĩa bột trong cùng một bể. Số lượng phù hợp nhất là từ 150-200 em cho bể khoảng 200 đến 220 lít nước là phù hợp nhất.

Chuẩn bị thêm hệ thống sục khí

 

Có thể sử dụng thêm máy sục khí bật ở mức vừa phải. Việc trao đổi khí diễn ra chủ yếu ở bề mặt hồ. Do đó, bạn cần bố trí cục sủi ở độ sâu vừa phải sao cho xáo động trên mặt nước là mạnh nhất.

 

Cách cho cá Đĩa bột ăn

Cá đĩa bột mới nở sẽ bám cá mẹ. Và hút chất nhớt, dinh dưỡng từ cá đĩa bố mẹ để sống cho đến ngày thứ 10. Thời gian này, bạn có thể cho cá đĩa bột ăn trùn chỉ hoặc bo bo non. Khoảng ngày thứ 18 trở đi, có thể tách đàn cá bột ra nuôi riêng theo số lượng phù hợp.

 

Sau khoảng 4 tuần tuổi, cá đĩa thường có kích thước khoảng 4cm. Thức ăn trong giai đoạn này là trùn chỉ, lăng quăng, tim bò cắt nhỏ… Cá đĩa nuôi phải nhanh nhẹn, linh hoạt. Thấy bóng người đi ngang mà bơi ra xin ăn là đảm bảo cá khỏe mạnh.

 

 

Cách thay nước bể nuôi cá Đĩa bột

Anh em cần dùng xiphông rút 0,05 cm, châm vào 0,01 cm. Trong vòng 1 tuần, nâng nước lên gần 40 cm. Khi cá con được 15 ngày, có thể chạy máy lọc từ 10 giờ sáng đến giờ thay nước chiều.

Vào khoảng 19h các buổi tối, dùng tiếp sưởi để điều chỉnh nhiệt độ lên khoảng từ 28 đến 30 độ C. Cá dĩa bột được 4 tuần sẽ đạt kích thước khoảng 4cm, chuyển sang giai đoạn cá hương. Lúc này người nuôi sẽ tiến hành di chuyển chúng sang hồ nuôi khác, mật độ thả sẽ thưa hơn.

Khi cá dĩa con đạt kích thước 6-8cm tiếp tục thả sang hồ mới với mật độ 40–60 con/hồ cùng quy cách. Chế độ thay nước ngày 1-2 lần (sáng từ 8- 9 giờ, chiều khoảng 16-17 giờ). Có thể thay từ 25%- 90% tùy chất lượng nguồn nước.

Xem ngay: Cách nuôi cá đĩa sinh sản và chăm sóc cá đĩa bột

ca-dia-dep-5
Tổng hợp kinh nghiệm nuôi và chăm sóc cá Đĩa nhanh lớn

Cách chữa các bệnh thường gặp ở cá đĩa hiệu quả

1. Bệnh đục mắt ở cá đĩa

Nguyên nhân, triệu chứng

 

Quan sát cá đĩa bị đục mắt, anh em sẽ thấy mắt cá có màn trắng đục bao quanh. Nếu để lâu không chữa trị, cá đĩa của anh em có thể bị sưng mắt, nặng hơn là mù mắt. Nguyên nhân thường gặp nhất là môi trường nước bị ô nhiễm do lượng thức ăn thừa còn sót lại. Hệ thống lọc không hiệu quả, do chủ nuôi ít thay nước hoặc do thức ăn tươi sống bị nhiễm khuẩn.

 

Cách chữa trị bệnh đục mắt ở cá đĩa

 

Cách chữa trị tốt nhất cho cá đĩa là anh em mua thuốc Tetraciline 500mg pha loãng 2 viên rồi đổ vào hồ. Bên cạnh đó, cũng cho thêm một ít muối hột, và hạn chế dùng máy lọc, máy oxy. Khoảng 1 ngày sau đó, hãy thay một nửa lượng nước trong hồ và pha thêm 1 viên Tetraciline 500mg + một ít muối hột. Thực hiện tương tự cho 1 ngày sau đó hoặc cho đến khi cá đỡ hơn.

 

2. Bệnh nấm trắng ở cá đĩa


Nguyên nhân, triệu chứng

 

Trên thân cá đĩa xuất hiện màn trắng. Cá bệnh nấm trắng ít hoạt động hơn so với thường ngày. Thậm chí hay tụ lại một góc hồ và có thể bị đen.

 

Cách chữa trị bệnh nấm trắng ở cá đĩa

Trị bệnh nấm trắng cho cá đĩa bằng cách pha một chén muối ăn vào thau nước nhỏ. Vớt em cá đĩa bị bệnh ra thau, và thấm nước muôi thoa vào chỗ bị đốm trắng, anh em thực hiện vài lần rồi thả cá vào hồ trở lại. Bên cạnh đó, anh em cần thay hết toàn bộ 100% nước trong hồ để không còn mầm bệnh trong nước.

 

Còn một cách nữa là dùng thuốc nâu chữa bệnh nấm trắng cho cá. Ngâm 1 viên vào khoảng 20l nước, ngâm cá trong đó. Một ngày sau thay 1/3 lượng nước trong thau, ngày tiếp theo thay 1/2 nước, ngày sau đó thay toàn bộ nước.

 

3. Bệnh ký sinh trùng ở cá đĩa


Nguyên nhân, triệu chứng

 

Bệnh ký sinh trùng gây ngứa ngáy, khó chịu cho cá đĩa. Bạn thấy cá hay cọ sát vào thành hồ hoặc những vật cứng trong hồ. Không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến lở loét, trầy thân cá.

 

Cách chữa trị bệnh ký sinh trùng ở cá đĩa

 

Cũng may là cách chữa căn bệnh này cũng đơn giản. Anh em chỉ cần pha 500g muối vào khoảng 100l nước rồi từ từ thay dần nước trong hồ. Đừng quên tăng nhiệt độ lên mức 32 – 33 độ C.

 

4. Bệnh loét thân, đục thân ở cá đĩa

Nguyên nhân, triệu chứng

 

Bệnh loét thân, đục thân là một trong những bệnh cực kỳ nguy hiểm ở cá đĩa. Ban đầu chỉ là cá bị loét một khoảng nhỏ và từ từ lan rộng ra toàn thân. Nếu không được chữa trị kịp thời, em cá đĩa mỹ nhân ngư của anh em sẽ về với ông bà nhé. 🙁

 

Cách chữa trị bệnh loét thân, đục thân ở cá đĩa

 

Anh em ra ngoài tiệm, mua loại thuốc Merinal và pha 1 viên cho khoảng 60l nước. Tiếp theo đó là pha thêm 200g muối/100l nước, đồng thời tăng nhiệt độ lên khoảng 32 độ C nhe các anh em. Trong giai đoạn trị bệnh cho cá đĩa, anh em nên thay 1/3 nước trong hồ sau 2 ngày + pha thêm 1 viên thuốc nữa. Lưu ý trong thời gian này cá có thể bỏ ăn, nhưng anh em cần kiên nhẫn. 1 tuần sau khi khá hơn, cá đĩa của anh em sẽ ăn lại thôi.

 

5. Bệnh đường ruột ở cá đĩa


Nguyên nhân, triệu chứng

 

Thường ngày tụi cá đĩa cũng háu ăn lắm mà bỗng nhiên bỏ ăn. Khi quan sát kỹ, anh em thấy bụng cá to, có khi đi phân trắng. Đây là dấu hiệu của bệnh đường ruột ở cá đĩa.

 

Cách chữa trị bệnh đường ruột ở cá đĩa

Để chữa trị bệnh đường ruột ở cá đĩa, anh em ra tiệm cá cảnh mua loại men tiêu hóa BIO FISH. Sau đó, xem kỹ hướng dẫn trên bao bì và thực hiện theo. Nên nhớ là tăng nhiệt độ lên khoảng 32 – 33 độ C. Trong thời gian trị bệnh, khoảng 3 ngày, anh em nên chuẩn bị một ít lăng quăng cho cá ăn. Vì lăng quăng sẽ dễ tiêu hóa hơn các loại thức ăn khác.

Xem ngay: Thức ăn cho cá dĩa theo từng giai đoạn


ca-dia-dep-8
Cách chữa các bệnh thường gặp ở cá đĩa hiệu quả

6. Bệnh đóng nắp mang ở cá đĩa


Nguyên nhân, triệu chứng

 

Cá đĩa vốn đòi hỏi rất cao về môi trường nước. Do đó, chủ nhân phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và các nồng độ trong nước. Khi môi trường nước xấu hoặc ô nhiễm, cá chỉ thở một bên mang, mang còn lại không hoạt động. Đây là triệu chứng của bệnh đóng nắp mang ở cá đĩa.

 

Cách chữa trị bệnh đóng nắp mang ở cá đĩa

 

Bệnh này, chỉ cần anh em vệ sinh dọn dẹp các chất thải, thức ăn dư trong hồ. Thay nước và cải thiện môi trường nước cho cá đĩa là cá sẽ mau chóng khỏe lại. Lưu ý là tăng nhiệt độ lên ở mức khoảng 31 độ C.

 

7. Bệnh thối mang ở cá đĩa


Nguyên nhân, triệu chứng

 

Bệnh thối mang do ký sinh Gyrodactylus gây ra. Bệnh này có thể phá hoại da và mang của cá. Khi mắc bệnh thối mang, cá đĩa cũng có biểu hiện như đang đứng im lặng bỗng sợ hãi rồi di chuyển thật nhanh bên trong hồ.

 

Cách chữa trị bệnh thối mang ở cá đĩa

 

Bạn có thể dùng andehyt focmic HCHO hoặc thuốc tím để điều trị bệnh thối mang ở cá đĩa. Với HCHO, nhỏ vài giọt pha với 1l nước. Với thuốc tím, pha 3mg với 10l nước rồi cho vào hồ điều trị riêng cho cá bị bệnh. Nếu có nuôi chung với các em khác, bạn nên thay toàn bộ nước trong hồ và vệ sinh sạch sẽ.

 

8. Bệnh đốm đỏ ở cá đĩa

Nguyên nhân, triệu chứng

 

Bệnh đốm đỏ ở cá đĩa do vi trùng Pseudomonas punctaca gây ra. Hai bên lườn của cá ứ máu, khi ấn vào sẽ có dịch vàng chảy ra. Vây xơ xác, mắt và hậu môn lồi ra. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nặng, tỉ lệ tử vong cao.

 

Cách chữa trị bệnh đốm đỏ ở cá đĩa

 

Ngay khi phát hiện em nào bị bệnh đốm đỏ, bạn cần cách li em đó ra một hồ riêng. Kèm với đó là dùng 10mg Tetracylin hoà tan với nước, trộn vào thức ăn và cho cá ăn liên tục trong khoảng 7 ngày.

 

9. Bệnh đen thân ở cá đĩa

Nguyên nhân, triệu chứng

 

Cá bị đen thân do nhiễm ký sinh trùng Flagellate trong đường ruột. Ký sinh trùng có thể di chuyển từ ruột đến các bộ phận khác trong cơ thể. Cá bị sưng, cơ thể đen, hô hấp khó khăn. Biểu hiện là cá bỏ ăn, gầy yếu, ít hoạt động, chỉ quanh quẩn ở một góc hồ, vây cụp lại…

 

Cách chữa trị bệnh đen thân ở cá đĩa

Điều trị bệnh đen thân cho cá đĩa bằng cách trộn 30mg Metronnidazole vào 1kg thức ăn. Tiếp theo, cho cá ăn 3 ngày liên tục. Đừng quên tăng nhiệt độ nước lên 33 độ C.

Tác giả: Vivian

Nguồn: Cacanhmini.com

Đừng bỏ lỡ những tin tức độc đáo nhất trên Cá Cảnh Mini:

Tuổi thọ Cá Voi Xanh Cá Voi Xanh sống được bao lâu

Cá voi sát thủ đập đầu vào bể sau 10 năm cô độc

Số lượng cá voi gần New York phát triển mạnh

Hơn 120 cá voi cá heo chết vì mắc cạn ở New Zealand

Tiết lộ 14 sự thật thú vị về cá voi bạn chưa biết

Cá voi xanh xuất hiện ở vùng biển gần Sydney