Cách nuôi cá Cầu Vồng khỏe mạnh đầy sắc màu

(Cá Cảnh Mini) – Cách nuôi cá Cầu Vồng khỏe mạnh đầy sắc màu. Cá Cầu Vồng thường được gọi với nhiều cái tên khác như cá bảy sắc cầu vồng, cá cầu vồng neon, cá cầu vồng xanh, cá cầu vồng đỏ, cá cầu vồng vây dài hay cá cầu vồng lửa…

Nhờ vẻ ngoài đầy sắc màu, tính tình thân thiện dễ nuôi, mà cá Cầu Vồng được các anh em nuôi nhiều trong bể thủy sinh.

Chúng cũng được nuôi cùng các em cá nhỏ nhắn, xinh đẹp khác, tạo thành bể thủy sinh sinh động và ấn tượng. Cacanhmini.com giới thiệu cá Cầu Vồng cho các anh em mê thủy sinh.

Xuất xứ và đặc điểm của cá Cầu Vồng

Nguồn gốc xuất xứ của cá Cầu Vồng

Cá cầu vồng có tên tiếng Anh là Rainbowfish. Còn tên khoa học là Melanotaeniidae. Chúng thuộc một họ cá trong bộ cá Atheriniformes.

Loài cá này đẹp lung linh trong bể thủy sinh với bảy sắc màu cầu vồng.

Nguồn gốc xuất xứ cá Cầu vồng Nguồn gốc xuất xứ cá Cầu vồng

Thêm vào đó, cá Cầu Vồng cũng có ưu điểm dễ nuôi, dễ chăm sóc, không tốn quá nhiều công sức của chủ nuôi.

Đặc biệt còn có tuổi thọ tương đối cao nên được nhiều bạn yêu thích nuôi trong hồ thủy sinh.

Đặc điểm của cá Cầu Vồng

Cá Cầu Vồng có phần thân hình thoi. Màu sắc đặc trưng đa phần là màu hồng đậm hay màu hồng neon.

Điểm khác biệt là trên vây có màu đỏ nổi bật, kết hợp với các màu sắc khác trên thân như màu trắng, màu cam, màu bạc, màu cam hồng nhạt…

Mắt khá lớn, miệng chẻ sâu, cùng với đó là một dảy màu bạc chạy giữa cơ thể.

Cách nuôi cá Cầu Vồng khỏe mạnh đầy sắc màu

Chuẩn bị môi trường sống cho cá Cầu Vồng

Đã trót si mê em cá Cầu Vồng bảy sắc xinh đẹp, thì anh em cần chuẩn bị một bể thủy sinh. Có nhiệt độ thích hợp dao động khoảng 28 độ C. Độ PH từ 6 đến 7.5.

Cách nuôi cá Cầu Vồng khỏe mạnh đầy sắc màu Cách nuôi cá Cầu Vồng khỏe mạnh đầy sắc màu

Về tính tình, cá Cầu Vồng sống thành từng đàn, từ 6 em trở lên. Rất hiền lành lại cực kỳ thân thiện.

Do đó, bạn có thể kết hợp nuôi cá Cầu Vồng cùng với các loài cá hiền lành, xinh xắn khác. Chẳng hạn như cá Neon, cá Trâm, cá Mây Trắng, cá Anh Đào, cá Tam Giác…

Đây đều là những loài cá thủy sinh siêu đẹp rất thích hợp để nuôi trong bể thủy sinh. Nếu chưa biết, anh em tham khảo ngay tại đây.

Thức ăn thích hợp cho cá Cầu Vồng

Các em cá Cầu Vồng cũng không quá kén ăn đâu nha các anh em. Bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn khô dạng viên.

Tuy nhiên, lưu ý là vì giai đoạn này chúng có kích thước quá nhỏ. Vì thế bạn nên xay nhỏ cám để vừa với miệng của cá Cầu Vồng.

Tập tính sinh sản của cá Cầu Vồng

Có cách giúp anh em phân biệt cá Cầu Vồng đực và cái là.

Cá Cầu Vồng đực có vây to và thướt tha.

Đặc biệt lại có màu sắc thu hút và cực ỳ nổi bật. Cá Cầu Vồng cái thì ngược lại.

Những điều cần lưu ý khi nuôi cá Cầu Vồng Những điều cần lưu ý khi nuôi cá Cầu Vồng

Tuy nhiên, các cô nàng cá Cầu Vồng cái có tập tính đẻ trứng. Thông thường có thể đẻ đến 200 – 300 trứng/1 lần.

Thời gian đẻ có thể kéo dài đến cả tuần. Cá Cầu Vồng đực chỉ thụ tinh mỗi trứng một lần. Và đàn cá Cầu Vồng bột thường phát triển rất chậm.

Những điều cần lưu ý khi nuôi cá Cầu Vồng

Cá Cầu Vồng cũng như các loài cá nhỏ khác. Rất dễ mắc bệnh nấm trắng.

Do đó, anh em chủ nuôi cần vệ sinh bể thủy sinh và thay nước thường xuyên.

Có thể cho thêm một ít muối để sát khuẩn cho cá Cầu Vồng sống khỏe và lên màu đẹp, bắt đèn trong hồ thủy sinh.

Tác giả: Vivian – Nguồn Cacanhmini.com

Điểm danh các loài cá đẹp mắt, có 1-0-2 trên Blog Cá Cảnh Mini, anh em đừng bỏ lỡ:

Tổng hợp 20 loài cá cảnh đẹp nuôi trong hồ thủy sinh

Điểm danh cá cảnh dạ quang cá phát sáng siêu đẹp

Cá betta rồng tạo cơn sốt trong giới nuôi cá

Top 6 loại ốc cảnh đẹp dễ nuôi trong bể thủy sinh

Top 10 bể thủy sinh đẹp nhất năm 2020

Chuyên Mục: Cá cảnh
Bài trước
Cách nuôi cá đĩa sinh sản và chăm sóc cá đĩa bột
Bài sau
Cá voi lưng gù xuất hiện trên sông Hudson New York