Các loại tép đỏ và cách nuôi tép đỏ

Các loại tép đỏ và cách nuôi tép đỏ. Đa phần tép đỏ có giá thành khá rẻ. Đồng thời cũng không có yêu cầu về điều kiện nuôi và chăm sóc như ở các loài tép cảnh khác. Vì thế, tép đỏ thường được khá nhiều người nuôi trong bể thủy sinh. Chúng cũng làm nhiệm vụ dọn dẹp và làm sạch tảo trong bể. Bài viết này Cacanhmini.com sẽ giới thiệu với các bạn một số loại tép đỏ. Và hướng dẫn gợi ý cho các bạn cách nuôi tép đỏ hiệu quả.

Điểm danh các loại tép đỏ hot nhất

Tép đỏ RC

tep-rc-1
Tép đỏ RC
tep-rc-2
Các loại tép đỏ và cách nuôi tép đỏ

Tép đỏ RC là loại tép đỏ thường gặp và phổ biến nhất. Phần thân có màu đỏ nhạt nhưng chân và râu thường không phải màu đỏ. Tép đỏ RC cũng khá dễ nuôi, giá thành rẻ, không đòi hỏi điều kiện chăm sóc quá cao như ở các loại tép đỏ khác. Chúng cũng có ưu điểm là dọn dẹp và làm sạch tảo trong bể thủy sinh.

Tép đỏ Blood Mary

tep-blood-mary-1
Tép đỏ Blood Mary
tep-blood-mary-2
Tép đỏ Blood Mary

Tép đỏ Blood Mary thường có màu đỏ từ đầu đến chân, kể cả phần bên trong thân vỏ. Tuy nhiên, dòng này khá hiếm trên thị trường. Do đó, cũng có giá thành cao hơn so với các loại tép đỏ khác.

Tép đỏ Fire red

tep-fire-red
Tép đỏ Fire red
tep-fire-red-2
Tép đỏ Fire red

Tép đỏ Fire red cực kỳ nổi bật với toàn thân màu đỏ. Một số cá thể gen tốt còn có màu đỏ đậm đến cả móng chân.

Tép đỏ SRC

tep-super-red-1
Tép đỏ SRC

Tép đỏ SRC hay còn được gọi là Super Red. Cơ thể có màu đỏ đậm, trừ chân và râu là không đỏ. Ưu điểm là khá dễ nuôi và không yêu cầu môi trường sống cao như ở các loài khác.

Hướng dẫn cách nuôi tép đỏ hiệu quả nhất

Để nuôi tép đỏ, bạn nên chuẩn bị một bể có kích thước khoảng 60cm. Không nên nuôi tép đỏ trong bể quá nhỏ vì có thể khó kiểm soát và đảm bảo môi trường nước. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của tép đỏ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho tép đỏ là từ 22 đến 24 độ C. Độ pH dao động từ 6,5 đến 8.

Cần chuẩn bị nước sạch, không nhiễm hóa chất và không có mùi hôi lạ, không hóa chất. Trường hợp bạn sử dụng nước máy để nuôi tép thì nên để lắng khoảng từ 1 đến 2 ngày nhằm giảm lượng Clo còn trong nước.

Lưu ý trong quá trình nuôi tép đỏ, cần thay nước 1 lần/tuần. Với khoảng 1/3 lượng nước trong bể. Ngoài ra có thể chuẩn bị đèn chiếu sáng để kích thích tép lên màu đỏ đẹp và giúp vỏ tép cứng hơn.

tep-super-red-2
Tép đỏ SRC

Thức ăn cho tép đỏ

Thức ăn cho tép đỏ chủ yếu là rong, rêu, tảo và ấu trùng trong nước. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung một số loại thức ăn như viên tảo, dưa leo, cà rốt, lá dâu tằm, rau chân vịt nấu chín, rau bina… Hoặc một số thức ăn công nghiệp dành riêng cho tép cảnh.

Tác giả: AnAn

Nguồn Cacanhmini.com

Điểm danh các loại tép hot nhất trên thị trường hiện nay, bạn đã xem trên Blog Cá Cảnh Mini chưa:

Tép Yamato tép ăn rêu hại được săn lùng nhất

Các loài tép ong hướng dẫn cách nuôi tép ong

Cách diệt bọ giun sán trong bể cá cảnh tép cảnh

Bộ sưu tập 12 loài tép cảnh thủy sinh đẹp

Tép vàng mang vẻ đẹp cao sang quyền quý

Chuyên Mục: Cá cảnh
Bài trước
Các loại cây Trân Châu thủy sinh trải thảm cực đẹp
Bài sau
Hướng dẫn cách phân biệt tép đỏ đực và cái