Các bệnh thường gặp ở tép cảnh và cách khắc phục

(Cá Cảnh Mini) – Các bệnh thường gặp ở tép cảnh và cách khắc phục. Tép bị thiếu khoáng, tép bị mềm vỏ, tép bị đen mang, tép cảnh chết lai rai, tép bị đốm trắng, tép cảnh bị hoại tử, tép cảnh bị hoại tử…

Là những bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tép cảnh.

Cacanhmini.com tổng hợp cách khắc phục, điều trị các bệnh thường gặp ở tép cảnh. Hy vọng giúp ích cho các anh em trong quá trình nuôi tép.

Các bệnh thường gặp ở tép cảnh và cách khắc phục

Các bệnh thường gặp ở tép cảnh và cách khắc phục

Tép bị thiếu khoáng

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh thiếu khoáng ở tép cảnh

Biểu hiện khi tép bị thiếu khoáng là khi quan sát kỹ, bạn sẽ thấy tép bị hở cổ, không thấy tép lột vỏ hoặc tép chết do không lột được vỏ.

Khi dùng bút đo TDS thì chỉ số thấp hơn mức cho phép.

Cách khắc phục tép bị thiếu khoáng

Cacanhmini.com gợi ý cách khắc phục tép bị thiếu khoáng cho các anh em như sau. Trước hết cần bổ sung khoáng nước hoặc khoáng bột.

Và lưu ý là cho tép cảnh ăn nhiều thức ăn giàu đạm sẽ làm tép lớn nhanh, không kịp đủ khoáng để cung cấp cho vỏ.

Do đó, anh em chủ nuôi cần thay thế thức ăn giàu đạm bằng các thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4.

Tép bị mềm vỏ

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh mềm vỏ ở tép cảnh

Trong quá trình nuôi tép cảnh, anh em nào gặp trường hợp tép bị mềm vỏ.

Khi vớt tép ra, chủ nuôi phát hiện vỏ tép mềm nhũn, làm tép chết do vỏ mềm không lột được.

Hoặc khi mới lột vỏ ra, vỏ không cứng nhanh được nên bị đồng loại cắn bị thương và chết.

Cách khắc phục tép bị mềm vỏ

Để khắc phục tép bị mềm vỏ, anh em nên dùng khoáng có chứa canxi-sodium. Hoặc có thể khắc phục tình trạng tép bị mềm vỏ bằng cách cho tép ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4.

Tép bị đen mang

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh đen mang ở tép cảnh

Triệu chứng khi tép bị đen mang là tép cảnh trở nên thụ động hẳn đi.

Đặc biệt tép thường trốn trong góc và không thèm ăn…

Cách khắc phục tép bị đen mang

Để khắc phục tình trạng tép bị đen mang, anh em cần thêm nước đen để sát khuẩn cho tép cảnh. Thêm vitamin để nâng cao sức đề kháng cho tép.

Đặc biệt tăng lượng khoáng hơn 40% số lượng khoáng định kỳ nhằm giúp tép lột vỏ và loại trừ màng đen.

Các bệnh thường gặp ở tép cảnh và cách khắc phục

Các bệnh thường gặp ở tép cảnh và cách khắc phục

Tép cảnh chết lai rai

Nguyên nhân, triệu chứng tép cảnh chết lai rai

Tép cảnh chết lai rai do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thường gặp nhất là nước trong bể tép cảnh không sạch sẽ, chất thải của tép quá nhiều làm nồng độ NO3 trong nước tăng cao.

Cách khắc phục tép cảnh chết lai rai

Cách khắc phục tép cảnh chết lai rai là thay nước hàng tuần, vệ sinh bể tép cảnh. Đồng thời, nhớ khử NO3 định kì.

Tép bị đốm trắng

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh đốm trắng ở tép cảnh

Tép cảnh bị đốm trắng do virus Baculovirus gây nên. Nhận biết bằng các dấu hiệu như tép trở nên ăn ít, sức ăn giảm. Thậm chí tép bỏ ăn.

Ngoài ra, còn ít hoạt động như trước, thường nằm yên một chỗ và độ nảy yếu. Màu sắc bị xỉn màu, bề mặt cơ thể dính, nhiều điểm trắng trong phần thân tép.

Cách khắc phục tép bị đốm trắng

Nếu tép của anh em đang bị đốm trắng, thì cần bổ sung vitamin C vào trong thức ăn của tép cảnh. Tuyệt đối không cho nước trực tiếp vào bể nuôi tép cảnh.

Mà thay vào đó cần sử dụng nước đã qua bể lắng đã xử lý…

Tép bị nhiễm nấm Fungal Infections

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh nhiễm nấm Fungal Infections ở tép cảnh

Tép cảnh thường bị nhiễm nấm Fungal Infections từ thức ăn. Khi bị nhiễm nấm, bạn sẽ thấy tép yếu, bị thương, có sợi trắng mịn ở phần đầu hoặc bụng tép.

Nếu hệ miễn dịch kém, tép có thể bị nhiễm bào tử nấm trong cơ quan nội tạng. Nguy hiểm hơn là tạm biệt chủ nuôi luôn.

Cách khắc phục tép bị nhiễm nấm Fungal Infections

Điều trị bệnh nhiễm nấm Fungal Infections ở tép cảnh, cần sử dụng JBL Fungol theo liều lượng và hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì.

Hoặc dùng thuốc xanh Methylene với liều lượng 3-4gm/l nước.

Tép bị nhiễm khuẩn Bacterial infection

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn Bacterial infection ở tép cảnh

Tép bị nhiễm khuẩn Bacterial infection khá nguy hiểm. Vì nếu không được phát hiện kịp thời, tép cảnh có thể dễ dàng bị chết sau vài ngày.

Bên cạnh đó theo Cacanhmini.com còn do nguyên nhân nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc trong giai đoạn chuyển mùa…

Những em tép chết thường có màu hồng nhạt. Bị mất chân hoặc mất tay, bị hở mang, phần đầu bị đỏ và mất hẳn màu.

Cách khắc phục tép bị nhiễm khuẩn

Khắc phục tép bị nhiễm khuẩn bằng cách thay nước và vệ sinh bể tép cảnh. Sử dụng Hydrogen Peroxide H2O2- Oxy già ( 3%) để điều trị 1 lần/ngày. Liên tiếp theo dõi trong 5 ngày kế tiếp.

Các bệnh thường gặp ở tép cảnh và cách khắc phục

Các bệnh thường gặp ở tép cảnh và cách khắc phục

Tép bị đuôi đỏ hay Hội chứng Taura

Nguyên nhân, Triệu chứng tép bị đuôi đỏ

Tép bị đuôi đỏ do chất lượng nước thấp, độ pH trên 9. Bệnh này gây ra những triệu chứng lờ đờ, không hoạt động. Tép cảnh chỉ nằm yên, dạ dày rỗng không có thức ăn.

Cách phòng bệnh tép bị đuôi đỏ

Cách phòng bệnh tép bị đuôi đỏ. Là dọn dẹp sạch sẽ bể nuôi, lắp thêm máy lọc bể, vệ sinh loại bỏ sạch thức ăn thừa hay chất thải.

Tép cảnh bị hoại tử

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh hoại tử ở tép cảnh

Tép cảnh bị hoại tử do sống trong môi trường nước không được xử lý sạch sẽ. Khiến tép bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng.

Hoặc tép bị stress do thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy… Triệu chứng là xuất hiện màu trắng hay màu trắng đục ở phần đuôi của tép. Sau đó lan dần lên phần đầu.

Cách khắc phục tép cảnh bị hoại tử

Để điều trị tép cảnh bị hoại tử, anh em cần xử lý môi trường nước trong bể. Lắp hệ thống lọc cũng như máy sủi oxy thường xuyên.

Lưu ý sử dụng Baytril theo liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì.

Tép cảnh bị tảo ký sinh

Nguyên nhân, triệu chứng tép cảnh bị tảo ký sinh

Tảo ký sinh trên tép cảnh phổ biến nhất là tảo Dinoflagellate và ellobiopsids. Tảo ký sinh thường có màu xanh rồi sau đó chuyển sang xanh đọt chuối. Tảo bám vào trứng, mô mềm, vây bơi của tép, có thể khiến tép tử xong.

Loài tảo phổ biến sống ký sinh trên tép cảnh nhiều nhất là tảo Dinoflagellate và ellobiopsids Dấu hiệu: Tảo bám vào trứng, mô mềm, máu, vây bơi của tép cảnh khiến tép cảnh khó chịu có thể dẫn đến tử vong.

Tảo ký sinh có màu xanh chuyển sang xanh đọt chuối. Nếu phát hiện tép cảnh nhiễm tảo hãy cách ly sang bể khác để tránh lây lan các con khác trong đàn.

Cách phòng và điều trị:

  • Cách ly tép nhiễm tảo ra khỏi bể nuôi để điều trị riêng
  • Dùng hỗn hợp thuốc Formalin và Malachite xanh để điều trị.

Cách khắc phục tép cảnh bị tảo ký sinh

Để khắc phục cần cách ly tép nhiễm bệnh sang một bể khác. Dùng hỗn hợp thuốc Formalin và Malachite xanh để điều trị.

Tác giả: T. Viên – Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi tép cảnh siêu hay trên Blog Cá Cảnh Mini:

Tép cảnh nuôi chung với cá nào

Tuổi thọ của tép cảnh chia sẻ cẩm nang nuôi tép cảnh

Thức ăn cho tép cảnh thủy sinh

Bộ sưu tập 12 loài tép cảnh thủy sinh đẹp

Tép Rili tép cảnh đẹp dễ nuôi trong hồ thủy sinh

Chuyên Mục: Bệnh thường gặp ở cá
Bài trước
Cách nuôi cá Hà Mỹ Nhân thiên thần xinh đẹp
Bài sau
Thức ăn cho cá tam giác khỏe mạnh nhanh lớn