Tép cảnh nuôi chung với cá nào

(Cá Cảnh Mini) – Tép cảnh nuôi chung với cá nào. Là thắc mắc của hầu hết các anh em chơi tép cảnh. Sau đây, Cacanhmini.com giải đáp thắc mắc của các anh em nuôi tép cảnh chung với cá nào.

Loài cá nào thích hợp nhất để trở thành hàng xóm thân thiện với tép cảnh trong bể thủy sinh?

Tép cảnh nuôi chung với cá nào Tép cảnh nuôi chung với cá nào

Thông tin cho anh em về tép cảnh

Để thành công trong việc nuôi tép cảnh, anh em nên chọn những loại tép khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn. Đặc biệt háu ăn và luôn tìm kiếm thức ăn không ngừng.

Nên lựa chọn những con tép có phần thân trên không bị nổi bọc mụn, vỏ giáp không bị thủng lỗ. Về màu sắc nên chọn tép cảnh có màu sắc đồng đều nhau. Không chọn những em có màu khác lạ so với loài tép đó.

Tép cảnh sống theo bầy đàn, do đó, theo Blog Cacanhmini.com, anh em nên chọn ít nhất 10 con. Khi sống theo bầy đàn, tụi nó sẽ bớt nhút nhát, không còn ẩn nấp. Thay vào đó là tự do bơi lội và đi kiếm thức ăn.

Môi trường sống thích hợp cho tép cảnh

Bên cạnh việc lựa chọn loại tép cảnh khỏe mạnh, anh chị em cũng nên chuẩn bị hồ nuôi tép phù hợp. Thông thường, bể nuôi tép cảnh có thể tích từ 60 lít trở lên. Nhiệt độ nước khoảng 21 đến 25 độ C.

Nên bố trí hệ thống lọc và hệ thống chiếu sáng. Ngoài ra, anh em cũng nên lắp đặt thêm máy sục oxy cho tép cảnh.

Lưu ý là trước khi thả tép vào bể nuôi, các bạn nên để hồ nuôi yên tĩnh trong vòng vài ngày. Điều này giúp cho hệ sinh thái của hồ ổn định hơn. Hoặc cho thêm vào một ít vi sinh để giúp hệ vi sinh phát triển nhanh.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi tép cảnh, tép kiểng Chia sẻ kinh nghiệm nuôi tép cảnh, tép kiểng

Thức ăn thích hợp với tép kiểng

Tép cảnh thuộc loại ăn tạp và không hề kén ăn. Tụi này ăn được cả tảo và rêu. Nên một số anh em dùng chúng như chuyên gia vệ sinh dọn dẹp hồ nuôi. Và cũng thường hay nuôi chung với các loài cá cảnh nhỏ khác.

Tép cảnh vừa làm sinh động không gian trong hồ thủy sinh. Vừa giúp chủ nhân làm sạch thức ăn thừa hay tảo, rêu trong hồ.

Tép cảnh nuôi chung với cá nào?

Cá Neon dạ quang đẹp lấp lánh

Cá neon dạ quang vừa đẹp vừa hiền lành. Và do kích thước của cá neon hay cá neon dạ quang khá nhỏ nên không thể ăn được tép cảnh.

Thế nhưng, với những em bé tép cảnh mới đẻ, vừa miệng của cá neon thì chúng sẽ không bỏ qua đâu nhé. Cách tốt nhất là anh em nên trồng thêm nhiều loại cây thủy sinh. Hoặc trang trí bể thủy sinh với gốc cây, hang hóc để bầy tép con có chỗ trú ẩn nhé.

Cá bảy màu hiền như ma sơ

Cá bảy màu cũng tương tự như cá neon. Đàn cá bảy màu có thể sống chung hòa thuận với đàn tép kiểng. Bạn chỉ cần lưu ý nên dùng hai loại thức ăn khác nhau.

Một loại nổi trên mặt nước để cho cá bảy màu, cá neon ăn. Một loại chìm xuống đáy để tép kiểng có thể ăn được. Như vậy thì chẳng mấy chốc tụi nó sẽ phát triển quá nhanh quá nguy hiểm ngay thôi.

Cá tam giác là hàng xóm thân thiện

Có lẽ các anh em cũng đã biết qua về loài cá tam giác này. Cacanhmini.com đã chia sẻ với các anh em qua các bài viết trước đây.

Loài cá này cũng có tính tình hiền lành và thân thiện. Thích hợp nuôi chung với tép cảnh. Chúng còn có tác dụng làm sinh động cho bể thủy sinh của bạn.

Tép cảnh nuôi chung với cá nào? Tép cảnh nuôi chung với cá nào?

Cá Otto dọn bể chăm chỉ

Là loài cá dọn bể siêng năng, cá Otto được ví như những người lao công chăm chỉ vệ sinh bể xuất sắc nhất. Bản tính của cá Otto cũng rất hiền lành và nhút nhát.

Chúng cũng dễ dàng sống hoà bình, thân thiện với những loài cá hàng xóm xung quanh mình. Hơn nữa, kích thước miệng của chúng cũng khá nhỏ, không gây ảnh hưởng gì đến tép kiểng.

Cá tỳ bà hay còn gọi là cá lau kiếng

Cá lau kính hay cá lau kiếng, nhiều anh em gọi là cá tỳ bà, cá mặt quỷ. Đây được xem là cá dọn bể, chuyên gia ăn rêu và dọn chất nhớt trong hồ.

Nuôi tép cảnh chung với cá tỳ bà cũng khá thích hợp. Tuy nhiên, Blog Cacanhmini.com lưu ý anh em là cá tỳ bà rất háu ăn. Khi cho ăn, anh em cần rải thức ăn khắp hồ. Như vậy sẽ hạn chế cá tỳ bà dành ăn với tép cảnh nhé.

Các loài cá chuột dễ thương

Những em cá chuột nhỏ nhắn, xinh xắn, dễ thương cũng là những hàng xóm tuyệt vời của đàn tép kiểng. Bạn có thể chọn nuôi cá chuột cafe, cá chuột sao, cá chuột Thái cầu vồng… với kích thước nhỏ chung với tép cảnh thủy sinh.

Ngoài những loài cá trên, ốc Nerita sẽ là lựa chọn khá thú vị cho bể tép cảnh của các anh em. Ốc Nerita không những ăn các loại rêu gây hại trong bể.

Mà còn giúp giữ gìn vệ sinh hệ sinh thái bên trong bể thủy sinh hiệu quả hơn. Vẻ ngoài của chúng lại rất độc đáo, tạo sự mới lạ cho bể tép cảnh của bạn. Nếu ốc Nerita làm vệ sinh bể quá sạch sẽ, anh em có thể bổ sung thức ăn tảo cho tép cảnh.

Tác giả: Thanh Vi – Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi tép cảnh siêu hay cho các anh em trên Blog Cá Cảnh Mini:

Bí kíp nuôi tép cảnh hiệu quả tối ưu

Tuổi thọ của tép cảnh chia sẻ cẩm nang nuôi tép cảnh

Thức ăn cho tép cảnh thủy sinh

Bộ sưu tập 12 loài tép cảnh thủy sinh đẹp

Tép xanh dương Blue Aura dễ thích nghi với môi trường

Tép Rili tép cảnh đẹp dễ nuôi trong hồ thủy sinh

Chuyên Mục: Cá cảnh
Bài trước
Tổng hợp những bệnh ở cá La Hán và cách chữa trị
Bài sau
Những loài cá bơi nhanh nhất đại dương