Tổng hợp những bệnh ở cá La Hán và cách chữa trị

(Cá Cảnh Mini) – Tổng hợp những bệnh ở cá La Hán và cách chữa trị. Cacanhmini.com chia sẻ với các anh em những bệnh thường gặp nhất ở cá La Hán.

Đồng thời, gợi ý cho các anh em cách chữa trị các bệnh này ở cá La Hán.

Tổng hợp những bệnh ở cá La Hán và cách chữa trị

Tổng hợp những bệnh ở cá La Hán và cách chữa trị

Bệnh đường ruột do giun ký sinh trùng gây ra

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đường ruột do giun

Bệnh đường ruột do giun ký sinh trùng vào bên trong ruột. Cá hai loại giun cá thường mắc phải là giun dẹp Cestodes và giun tròn Nematodes.

Khi mắc bệnh này, cá La Hán thường xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, đi phân trắng kéo dài. Nặng hơn cá còn bị xuất huyết hậu môn.

Cách chữa trị bệnh đường ruột do giun ở cá La Hán

Để chữa trị bệnh đường ruột ở cá La Hán, chủ nuôi cần trộn 1 mg thuốc tẩy giun vào thức ăn rồi cho cá ăn. Lưu ý nên tẩy giun 6 tháng/lần cho cá La Hán

Bệnh đường ruột do bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn gây ra

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn

Khi cá La Hán bị căng thẳng do thay đổi môi trường sống, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Hoặc bị nhiễm khuẩn khi ăn phải thức ăn ô nhiễm…

Thì một số loại vi khuẩn tồn tại trong ruột cá sẽ tấn công cá La Hán và gây ra những triệu chứng khác nhau.

Chủ nuôi sẽ phát hiện thấy cá La Hán bỏ ăn, cá nhút nhát hẳn. Thậm chí bỏ ăn, bị sình bụng, đi phân trắng, cơ thể bị nổi ửng đỏ…

Cách chữa trị bệnh đường ruột do vi khuẩn ở cá La Hán

Để trị bệnh đường ruột do vi khuẩn gây ra ở cá La Hán, anh em cần dùng Metronidazole pha với tỷ lệ 500 mg/40 lít nước.

Rồi cho từ từ vào hồ. Ngoài ra, cũng lưu ý thường xuyên thay nước, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, cách ly ngay nếu cá có triệu chứng của bệnh.

Bệnh tắc ruột ở cá La Hán

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tắc ruột

Nguyên nhân gây ra bệnh tắc ruột là do cá La Hán đã nhiễm số lượng lớn giun. Hoặc khẩu phần ăn có quá ít chất xơ.

Triệu chứng thường thấy nhất là nhiễm độc trầm trọng.

Giai đoạn đầu sẽ có triệu chứng khá giống với bệnh sình bụng nhưng khi bị sình bụng thì cá không hề ăn.

Còn bị tắc ruột thì vẫn có thể ăn với số lượng ít.

Nếu không được điều trị kịp thời cá chết rất nhanh.

Cách chữa trị bệnh tắc ruột ở cá La Hán

Để điều trị bệnh tắc ruột ở cá La Hán, chủ nuôi có thể dùng thuốc nhuận tràng của cá. Kết hợp với việc tăng nhiệt độ và cung cấp khẩu phần ăn đa dạng chất xơ. Duy trì liên tục trong khoảng 2 tuần.

Bệnh mụn Lymphocyte

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mụn Lymphocyte

Bệnh mụn Lymphocyte là một trong những bệnh khá phổ biến ở cá La Hán. Mụn thường xuất hiện trên các vây bơi của cá La Hán.

Nguyên nhân là do môi trường nước bị ô nhiễm, cá La Hán bị căng thẳng. Hay bị cá khác cắn hoặc va chạm vào thành hồ… Từ đó, bị virus xâm nhập và tạo ra mụn Lympho.

Cách chữa trị bệnh mụn Lymphocyte

Cách chữa trị bệnh mụn Lymphocyte bằng cách dùng kim khều vỡ mụn và sát muối vào vết thương ở cá La Hán.

Bên cạnh đó, pha loãng muối hoặc chất sát trùng blue methylene cho vào hồ để hạn chế bị viêm nhiễm.

Bệnh đốm trắng ở cá La Hán

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đốm trắng ở cá La Hán

Bệnh đốm trắng thường do ký sinh trùng Ichthyophithirius multifilis gây ra.

Biểu hiện của bệnh là cơ thể cá La Hán xuất hiện những đốm trắng, vây bị dính, cá lờ đờ, chậm chạp, bỏ ăn.

Nếu không chữa trị kịp thời, cá La Hán của anh em có thể dẫn đến tình trạng thở gấp và về với ông bà.

Cách chữa trị bệnh đốm trắng ở cá La Hán

Để chữa trị bệnh đốm trắng ở cá La Hán, trước hết anh em cần tăng nhiệt độ lên khoảng 30 độ C.

Pha muối theo liều lượng 2kg/100 lít nước. Hoặc có thể dùng các loại thuốc kháng sinh như Metronidazole hay Oxytetracyline.

Tổng hợp những bệnh ở cá La Hán và cách chữa trị

Tổng hợp những bệnh ở cá La Hán và cách chữa trị

Cá La Hán bị sình bụng, ngộ độc thức ăn

Bệnh ngộ độc thức ăn ở cá La Hán

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ngộ độc thức ăn ở cá La Hán

Cá La Hán ăn các loại thức ăn tươi sống không sạch sẽ.

Hoặc ăn các loại thức ăn hết hạn sử dụng. Ăn lăng quăng, tôm lạnh… bị nhiễm độc… Sẽ dẫn đến bệnh ngộ độc thức ăn ở cá La Hán.

Biểu hiện là cá bị lờ đờ, bụng sình to, đi phân sợi màu trắng…

Cách chữa trị bệnh ngộ độc thức ăn ở cá La Hán

Để chữa trị bệnh ngộ độc thức ăn ở cá La Hán, anh em cần thay 2/3 nước trong bể. Kết hợp với việc cho Metronidazole vào bể cá.

Cá La Hán có thể sẽ ói hết thức ăn. Chủ nuôi cần vệ sinh sạch sẽ và thay nước mới vào bể.

Bệnh sình bụng, bệnh viêm ruột ở cá La Hán

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sình bụng ở cá La Hán

Bệnh sình bụng hay bệnh viêm ruột ở cá La Hán là do cá La Hán bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng ở đường ruột gây ra.

Các triệu chứng thường gặp là cá bỏ ăn, đi phân trắng dạng sợi. Phần bụng và hậu môn bị sưng to…

Cách chữa trị bệnh sình bụng, bệnh viêm ruột ở cá La Hán

Chữa trị bệnh sình bụng, viêm ruột ở cá La Hán, anh em cần thực hiện các bước sau.

Bước 1: Tạm thời ngưng cho cá ăn. Tăng nhiệt độ nước lên khoảng 30 độ C.

Bước 2: Thay 50% lượng nước trong bể. Mỗi ngày sau đó thay 10% lượng nước trong bể.

Bước 3: Dùng kháng sinh Furazolidone hoặc Chloramphenicol để điều trị bệnh cho cá. Lưu ý dùng thuốc theo hướng dẫn trên hộp.

Cá La Hán bị rách mang, cá La Hán bị lồi mắt.

Bệnh rách mang ở cá La Hán

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh rách mang ở cá La Hán

Chất lượng nước không ổn định. Hoặc ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh. Đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh rách mang ở cá La Hán.

Triệu chứng là cá La Hán bị sẫm màu, thở gấp, nắp mang không bình thường, sợi mang bị sưng…

Cách chữa trị bệnh rách mang ở cá La Hán

Để chữa trị bệnh rách mang ở cá La Hán, chủ nuôi hòa Furacillin và Tetracyline tạo ra 10 ppm dung dịch.

Và cho cá ngâm 30 phút mỗi ngày đến khi bệnh có tiến triển và hết hẳn. Hòa thêm muối vào nước trong bể để sát khuẩn cho cá La Hán.

Bệnh lồi mắt ở cá La Hán

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lồi mắt ở cá La Hán

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lồi mắt ở cá La Hán là do nguồn nước bị ô nhiễm. Triệu chứng thường gặp là mắt cá lồi ra ngoài, mắt phủ màng mỏng.

Cá La Hán không thấy đường bơi và không thể tìm thức ăn. Nếu không chữa trị kịp thời cá suy yếu dần rồi kiệt sức.

Cách chữa trị bệnh lồi mắt ở cá La Hán

Để chữa bệnh lồi mắt ở cá La Hán, anh em cần vớt cá ra ngoài, dùng kem Erythromycin Eye Ointment thoa lên vùng mắt bị lồi.

Thực hiện 3 lần/ngày cho đến khi hết hẳn. Ngoài ra, nhớ cho một ít thuốc tím vào để sát khuẩn.

Bệnh lủng đầu do khuẩn Hexamita gây ra

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lủng đầu ở cá La Hán

Bệnh lủng đầu thường xuất hiện ở các loài cá cảnh như cá đĩa, cá tai tượng, cá ông tiên, cá La Hán… Khuẩn đơn bào hình que Hexamita gây ra bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh này là vùng đầu cá thường có những lỗ mủ nhỏ. Mủ này có thể là màu trắng, nâu hay vàng…

Ngoài ra còn có những triệu chứng như cá bỏ ăn, ốm yếu, vây bị teo, biểu hiện lờ đờ và treo đầu trên mặt nước. Nghiêm trọng hơn khi các vi khuẩn bên ngoài tấn công những lỗ mủ trên đầu, dẫn đến bệnh lồi mắt…

Cách chữa trị bệnh lủng đầu ở cá La Hán

Chữa trị bệnh lủng đầu ở cá La Hán bằng cách thay 75% nước trong bể và vệ sinh máy lọc.

Đồng thời, nghiền và hòa thuốc metronidazole theo tỷ lệ 500 mg/40 lít nước vào bể. Theo dõi tình trạng của cá La Hán trong vòng 15 ngày liên tục. Và có thể dùng thêm blue methylene để phong ngừa.

Bệnh nhát ở cá La Hán

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nhát ở cá La Hán

Cá La Hán thường xuyên bị hoảng loạn, ép sát mình vào thành hồ, bị mất phương hướng và bơi vòng vòng quanh hồ.. Màu sắc nhợt nhạt, vảy bị bong tróc hay bị rách, gù co lại…

Cách chữa trị bệnh nhát ở cá La Hán

Cách chữa bệnh nát cho cá La Hán là chủ nuôi cần hạn chế đặt bể cá ở nơi quá ồn ào khiến cá La Hán bị hoảng loạn.

Tránh nơi có ánh sáng mặt trời quá gắt, tránh cho cá nhìn thấy người lạ vì có thể bị hoảng sợ. Thêm vào đó, giữ nhiệt độ nước ở 30 độ C. Không cho cá La Hán ăn trong vòng 1-2 ngày đầu tiên. Sau đó thì cho cá ăn một ít tôm tươi lột vỏ…

Bệnh mất thăng bằng ở cá La Hán

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mất thăng bằng

Nguyên nhân thường thấy nhất là do tổn thương ở các cơ hoặc các vùng xung yếu của cơ thể. Đôi khi là do cá bị khuyết tật di truyền hoặc bị suy dinh dưỡng.

Triệu chứng là ca 1La Hán bị mất thăng bằng. Thường xuyên bơi nghiêng về một bên. Hoặc thân hình bị cong lại, xuất hiện viêm da trên mình cá.

Cách chữa trị bệnh mất thăng bằng ở cá La Hán

Bệnh mất thăng bằng ở cá La Hán hiện vẫn chưa có biện pháp chữa trị cụ thể. Tuy nhiên, chủ nuôi có thể chữa trị bằng cách thay nước mỗi ngày. Dùng tay đút thức ăn cho cá, đỡ cá về vị trí cân bằng khi phát hiện cá nghiêng người.

Tác giả: Hoàng Tâm – Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi cá La Hán, Tổng hợp những bệnh ở cá La Hán và cách chữa trị cực hữu ích cho các anh em:

Cá La Hán ăn gì thức ăn cho cá La Hán

Bí kíp nuôi cá La Hán cho người mới tập chơi

Cá La Hán bị u đầu do lao đầu vào máy sủi oxy

Kinh nghiệm cho cá La Hán sinh sản

Điểm danh 7 loại cá La Hán đẹp nhất trên thị trường

Cá la hán nuôi chung với cá nào

Chuyên Mục: Bệnh thường gặp ở cá
Bài trước
Cách nuôi cá Hải Hồ nguồn gốc từ Amazon
Bài sau
Tép cảnh nuôi chung với cá nào