Cách điều trị bệnh đốm trắng ở cá betta

(Cá Cảnh mini) Làm thế nào để phát hiện cá betta bị bệnh đây?

Các dấu hiệu giúp anh em nhận biết và phát đoán nhanh chóng cá betta bị bệnh, Cacanhmini.com có chia sẻ qua bài viết lần trước.

Dấu hiệu nhận biết cá betta bị bệnh anh em nào chưa biết cách thì xem ở bài này nhé. Riêng về những em cá betta xuất hiện dấu hiệu là những đốm trắng trên thân.

Có thể là cá đã mắc các bệnh đốm trắng và liên quan đến ký sinh trùng. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh đốm trắng ở cá betta đây?

Cách điều trị bệnh đốm trắng ở cá betta

Triệu chứng khi cá betta bị nhiễm bệnh đốm trắng

Blog Cacanhmini.com tổng hợp đa số các triệu chứng cá betta thường mắc phải khi bị nhiễm bệnh đốm trắng.

Giúp anh em mau chóng nhận biết và xác định bệnh cho chú cá betta của mình.

Thực chất bệnh đốm trắng là do ký sinh trùng trú ngụ trên cơ thể hoặc nằm bên dưới lớp da của cá betta.

Khi quan sát kỹ, anh em sẽ thấy trên thân cá xuất hiện các đốm có màu trắng, trông giống các hạt cát hay hạt muối.

Thời gian đầu, những hạt cát hay hạt muối trắng thường xuất hiện ở phần đầu cá trước.

Sau đó, lan dần ra phần miệng. Nếu chủ nuôi không xử lý kịp thời, nó sẽ lây lan đến toàn bộ cơ thể cá.

Còn một triệu chứng nữa, khi cá betta bị nhiễm bệnh đốm trắng. Cá có thể sẽ bơi chậm chạp và lờ đờ hơn mức bình thường.

Thậm chí bạn phát hiện vây cá bị dính vào nhau. Cá betta thường xuyên bơi va quẹt vào thành hồ hay các vật trong trong hồ.

Như mình đã nói, nếu không được chữa trị kịp thời. Ký sinh trùng trên thân cá sẽ phát triển và lây lan rất nhanh.

Vì thế, việc nhận biết cá bị nhiễm bệnh là rất quan trọng. Đồng thời, áp dụng đúng các cách điều trị bệnh cho cá betta.

Cách điều trị bệnh đốm trắng ở cá betta

Cách điều trị bệnh đốm trắng cho cá betta

Dưới đây là một số cách điều trị bệnh đốm trắng cho cá betta, dựa trên kinh nghiệm của mình, cũng như chia sẻ của một số anh em nuôi cá betta.

Cách 1: Pha loãng muối vào nước

Khi nguồn nước trong hồ bị nhiễm bẩn, có thể làm cho ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi và phát triển.

Do đó, cách tốt nhất là anh em dùng 1 muỗng muối hạt và pha loãng với 10 lít nước. Tắm nước muối có thể giúp cá betta loại bỏ ký sinh trùng một cách hiệu quả.

Cách 2: Tăng nhiệt độ nước

Cách làm tăng nhiệt độ nước thường áp dụng cho những hồ nuôi có kích thước lớn.

Chủ nuôi thường tăng nhiệt độ ở mức 29 đến 29,5 độ C để bắt đầu tiêu diệt ký sinh trùng.

Nếu thấy cá đã thuyên giảm, có thể giảm nhiệt độ từ từ lại.

Cách điều trị bệnh đốm trắng ở cá betta

Cách 3: Thay nước và làm vệ sinh hồ

Để thay nước và vệ sinh hồ, anh em thực hiện thao 3 bước sau:

Bước 1: Bước đầu tiên hãy chuyển cá sang một hồ nhỏ hoặc một khay nhựa khác.

Mục đích là để thay nước trong hồ cũ, với khoảng 70% lượng nước trong hồ.

Anh em chỉ giữ lại một lượng nhỏ. Đồng thời vệ sinh thật kỹ trước khi thả cá về hồ cũ.

Bước 2: Với hồ lớn, anh em có thể sử dụng thêm một ít dung dịch thuốc tẩy (nhớ là một lượng rất ít nhé) để vệ sinh sạch hồ.

Pha loãng dung dịch thuốc tẩy và nước theo tỉ lệ 1:20, để hỗn hợp này trong vòng 1-2 giờ. Sau đó, anh em cần rửa thật kỹ, rửa nhiều lần hồ với nước sạch.

Đối với hồ nhỏ, anh em chỉ cần rửa sạch bể mà không cần dùng dung lịch thuốc tẩy.

Tuy nhiên, có thể tăng nhiệt độ nước lên khoảng 29 độ C như ở cách thứ 2 trước khi thả cá về lại trong hồ.

Bước 3: Bước cuối cùng là anh em pha thêm muối vào (theo tỉ lệ ở cách 1 mình đã hướng dẫn). Rồi cho cá betta vào.

3 bước làm này sẽ giúp làm vệ sinh sạch hồ nuôi, thay mới lượng nước trong hồ. Và thêm muối nhằm ngăn ngừa ký sinh trùng xâm nhập.

Cách điều trị bệnh đốm trắng ở cá betta

Cách 4: Sử dụng thuốc điều trị

Ngoài 3 cách Cacanhmini.com đã hướng dẫn trên đây. Bạn có thể tìm mua thuốc điều trị bệnh đốm trắng ở cá betta.

Thường sử dụng nhất là thuốc Aquarisol hay Bettazing. Cách sử dụng như sau: anh em nhỏ 1 giọt thuốc tương ứng với 4 lít nước.

Sử dụng thuốc hàng ngày liên tục trong 2 tuần để tiêu diệt hết ký sinh trùng. Ngưng sử dụng khi thấy bệnh cá betta thuyên giảm và khỏe lại hoàn toàn.

Phòng bệnh đốm trắng ở cá betta

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc làm cho cá betta bị stress, bị căng thẳng, từ đó làm giảm sức đề kháng.

Có thể là do nguồn nước trong hồ bị nhiễm bẩn.

Do môi trường thay đổi nhiệt độ đột ngột. Hoặc có khi do anh em không chú ý mà cho cá betta ăn quá nhiều…

Điều cần nhất là xác định nguyên nhân khiến cá bị căng thẳng mà giảm sức đề kháng.

Đồng thời, luôn giữ cho nguồn nước luôn sạch để đảm bảo sức khỏe cho cá betta.

Tác giả: Hoàng Tâm – Nguồn Cacanhmini.com

Mình cũng có chia sẻ thêm rất nhiều bài viết hay ho, hữu ích khác về cá betta:

Dấu hiệu nhận biết cá betta bị bệnh

Kinh nghiệm chọn mua cá betta khỏe mạnh

10 loại cá betta đẹp nhất thế giới

Cá betta rồng tạo cơn sốt trong giới nuôi cá

Hỏi đáp những pha khó đỡ khi nuôi cá cảnh betta

Chuyên Mục: Bệnh thường gặp ở cá
Bài trước
Nuôi cá Sam bạc tỉ nhưng nguy hiểm vì có nọc độc
Bài sau
Cách phân biệt cá bình tích đực và cái