Triệu chứng cách điều trị bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh

Triệu chứng cách điều trị bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh. Bệnh đau mắt rùa thường xảy ra ở các loài rùa nước. Bệnh này cực kỳ phổ biến và nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Rùa cảnh có khả năng không thể nhìn được và bị mù lòa vĩnh viễn. Vậy có những triệu chứng gì để nhận biết bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh? Và làm thế nào để phòng ngừa và điều trị khi rùa mắc bệnh đau mắt đỏ đây? Cùng Cacanhmini.com tìm hiểu ngay các thông tin bên dưới nhé.

rua-mui-lon-5
Rùa bị bệnh đau mắt đỏ

Triệu chứng rùa cảnh bị bệnh đau mắt đỏ

Triệu chứng thường gặp nhất khi rùa bị bệnh đau mắt đỏ là tuyến ổ mắt và màng kết thường đỏ lên. Trông có vẻ như rùa đang khóc. Chúng cũng thường xuyên bị nghẹt mũi.

Thêm vào đó, mi mắt của rùa cảnh ngày càng sưng lên và căng phồng hơn bình thường. Bọng mắt ngày càng xệ xuống. Và xung quanh mắt cũng có nhiều da chết.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ trở nặng hơn. Rùa không nhìn thấy gì nên không thể ăn hay uống nước. Cơ thể gầy ốm, di chuyển chậm chạp hoặc nằm im không di chuyển.

rua-vang-quy-hiem-4
Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh là do rùa bị thiếu hụt vitamin A. Khẩu phần ăn hàng ngày của rùa không đa dạng và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đa phần do chủ nuôi chỉ cho rùa ăn các loại thức ăn tổng hợp. Hoặc chỉ ăn rau xà lách hoặc chỉ ăn thịt…

Một nguyên nhân khác nữa là chất lượng nước kém. Bể nuôi cũng không được vệ sinh sạch sẽ và thay nước thường xuyên.

rua-la-mata-mata-2
Cách phòng ngừa

Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh

Để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh, chủ nuôi nên vệ sinh bể thường xuyên. Nước nuôi nên được khử Clo, có thể dùng ReptiSafe của Zoo Med. Đồng thời dọn dẹp sạch thức ăn thừa còn sót lại trong bể.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lại khẩu phần ăn hàng ngày của rùa. Bạn có thể kết hợp một số thực phẩm giàu vitamin A. Chẳng hạn như lá và bông cải xanh, bắp cải xanh, cà rốt, dưa vàng, cải xoăn, quả đào, quả mơ, đu đủ, xoài, khoai lang, rau bina, cá nhỏ…

Trường hợp nếu rùa đã mắc bệnh, cần cách ly rùa bệnh sang một bể riêng. Nhằm tránh lây lan sang những chú rùa khỏe mạnh khác.

rua-mui-lon-1
Triệu chứng cách điều trị bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh

Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh

Khi quan sát, nếu thấy rùa xuất hiện những triệu chứng Cacanhmini liệt kê ở trên. Cách tốt nhất là đem rùa đến các trung tâm chuyên điều trị bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Nature Zone để bổ sung. Cho 2 đến 4 giọt trộn vào thức ăn của rùa. Hoặc nhỏ trực tiếp vào miệng rùa.

Nếu xác định nguyên nhân gây bệnh là do môi trường nước, có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt Repti của Zoo Med. Với liều lượng từ 1 đến 2 giọt để làm sạch mắt rùa và ngăn ngừa các bệnh.

Thêm vào đó có thể kết hợp sử dụng ReptiSafe của Zoo Med nhằm điều tiết môi trường nước. Để làm cho nước an toàn hơn khi rùa ngâm mình và ăn dưới nước.

Tác giả: Tony

Nguồn Cacanhmini.com

Xem ngay kinh nghiệm nuôi rùa cảnh trên Blog Cá Cảnh Mini:

Những loại rùa cảnh đẹp dễ nuôi thu hút giới trẻ

Cách nuôi Rùa Kim Cương Diamondback Terrapin

Chia sẻ cách nuôi Rùa Sao Ấn Độ Geochelone elegans

Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc Rùa Chân Đỏ Red Foot

Chia sẻ cách nuôi và chăm sóc Rùa Đất Gopher khỏe mạnh

Chuyên Mục: Pet cảnh khác
Bài trước
Nguyên nhân cách chữa trị bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh
Bài sau
Bệnh loét vỏ ở rùa cảnh và cách chữa trị