Dấu hiệu cây thủy sinh thiếu dinh dưỡng

(Cá Cảnh mini) Dấu hiệu cây thủy sinh thiếu dinh dưỡng. Khi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng,

cây thủy sinh có thể thay đổi màu sắc bên ngoài. Những chất dinh dưỡng bị thiếu có thể làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây thủy sinh.

Cùng Cacanhmini.com nghía qua xem dấu hiệu nào cho thấy cây thủy sinh không đủ chất dinh dưỡng.

Dấu hiệu cây thủy sinh thiếu dinh dưỡng

Màu sắc thay đổi do thiếu dinh dưỡng

Lá cây thủy sinh đổi màu sang màu vàng hoặc màu đỏ, thì rất có thể là do thiếu Nitơ hoặc Photphat.

Lá cây thủy sinh bỗng đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Đặc biệt cây đang có biểu hiện chết dần thì có thể là do thừa chất Photphat.

Trên cây thủy sinh, một số lá già có đốm vàng. Đốm ở những chiếc lá non thì lại có màu ngả vàng chanh. Đây là biểu hiện khi thiếu Kali.

Những chiếc lá non bị biến dạng và lại có màu ngả sang vàng chanh. Tình trạng này là do không đủ Canxi.

Dấu hiệu cây thủy sinh thiếu dinh dưỡng

Còn những chiếc lá già nổi gân màu xanh lá cây xen kẽ là các đốm màu vàng. Rất có thể là do thiếu Magiê.

Lá non nhưng lại dần chuyển hẳn sang màu vàng. Dấu hiện này cho thấy cây thủy sinh đang thiếu chất Lưu huỳnh.

Lá cây thủy sinh bắt đầu có màu vàng nhưng sau đó lại chuyển sang trong suốt. Biểu hiện này cho thấy chủ nuôi cần cung cấp thêm Sắt cho cây.

Ngoài ra, khi cây chậm phát triển và xuất hiện thêm nhiều màu trắng. Đây là triệu chứng khi cây bị thiếu lượng CO2 cần thiết.

Dấu hiệu cây thủy sinh thiếu dinh dưỡng

Một số dấu hiệu cảnh báo khác

Nếu cây trông có vẻ yếu ớt, rễ có màu đen, nguyên do chủ yếu là chất nền dưới đáy bể. Gân lá nổi các đốm vàng là do thiếu kẽm.

Còn trường hợp cây ngừng phát triển, cây chết, thêm vào đó, các loài cá cảnh nuôi trong bể thủy sinh cũng kém năng động.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt độ trong nước quá cao.

Anh em chủ nuôi cần xem lại các dấu hiệu trên đây và bổ sung các chất khoáng cần thiết cho cây thủy sinh.

Để cây luôn khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt. Chúc anh em có bể thủy sinh đẹp như ý muốn nhé.

Tác giả: Tony – Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm trồng các loại cây thủy sinh đẹp và phổ biến nhất trên thị trường thủy sinh:

Cách trồng rêu thủy sinh thông dụng Rêu Lửa Flame Moss

Cỏ Ranong cây thủy sinh trồng hậu cảnh đẹp tuyệt

Trồng cây Cỏ Nhật xanh tươi trong bể thủy sinh

Cách trồng rêu Java rêu thủy sinh được ưa chuộng nhất

Điểm danh 10 loại cây thủy sinh đẹp và dễ trồng nhất

Chuyên Mục: Thủy sinh
Bài trước
Mẹo hay làm sạch kính bể cá nhanh chóng
Bài sau
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Trân Châu Ngọc Trai