Cách nuôi cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu tuyệt đẹp

(Cá Cảnh mini) Cách nuôi cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu tuyệt đẹp. Cá Mã Giáp hay còn gọi là cá Sặc Trân Châu sở hữu vẻ ngoài nổi bật và cực kỳ xinh đẹp.

Đây là loài cá rất dễ nuôi và tuổi thọ có thể lên đến 5 năm. Nhờ lợi thế ngoại hình hợp gu với số đông anh em nên cá Sặc Trân Châu ngày càng được ưa chuộng.

Cùng Cacanhmini.com tìm hiểu cách nuôi cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu tuyệt đẹp.

Cách nuôi cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu tuyệt đẹp

Xuất xứ và đặc điểm của cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu

Nguồn gốc xuất xứ của cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu

Cá Mã Giáp có tên khoa học là Trichopodus leeri, là một loài cá vùng nhiệt đới. Chúng thuộc bộ Perciformes bộ cá vược và họ Osphronemidae họ cá tai tượng.

Tên tiếng Anh khác là Diamond gourami hay Mosaic gourami. Tên thông thường là Pearl gourami.

Cá có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia, Sumatra và Borneo. Được nhập nội từ thập niên 80 và hiện nay đã được nhân giống trong nước.

Cá Mã Giáp thường xuất hiện trong vùng đất thấp đầm lầy mà nước có tính axit. Đặc biệt phân bố ở các tầng nước trên và giữa.

Nguồn gốc xuất xứ của cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu

Đặc điểm của cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu

Cá Mã Giáp có cơ thể thon dài và dẹp hai bên. Khắp thân cá được tô điểm bởi hàng trăm đốm trắng như ngọc trai.

Những đốm trắng này đẹp mắt và lấp lánh khiến cá hoàn toàn nổi trội hơn so với các giống cá sặc khác.

Từ miệng vắt qua thân cá và thẳng đến gốc đuôi là một dải màu đen kéo dài. Vây cá có bản lớn và xòe rộng, mỏng gần như trong suốt.

Về kích thước, một chú cá Mã Giáp trưởng thành trung bình khoảng 12 – 15 cm.

Về màu sắc bên ngoài, cá có màu nâu đỏ, điểm xuyến các chấm màu tím lam óng ánh tuyệt đẹp. Ở phần dưới bụng có màu da cam hoặc đỏ.

Đặc điểm của cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu

Cách nuôi cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu tuyệt đẹp

Chuẩn bị môi trường sống cho cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu

Anh em cần chuẩn bị một bể nuôi có dung tích tối thiểu 100 lít nước. Chiều dài bể khoảng 60 cm.

Bố trí một khoảng trống giữa mặt nước và nắp bể để chúng có thể ngoi lên đớp không khí.

Mặc dù cá Mã Giáp thích nước lặng, nhưng anh em vẫn cần trang bị một bộ lọc nước để loại bỏ các chất độc hại.

Ngoài ra cần bộ sục khí để cung cấp oxi cho cá. Độ pH của bể nước trong khoảng từ 6 – 8. Nhiệt độ dao động từ 25 – 28 độ C. Độ cứng của nước 5 – 15 dH.

Bạn cần trồng nhiều cây cỏ rậm rạp, nhất là những cây có lá lông chim và một vài cây mọc nổi. Vì như vậy sẽ giúp cá lên màu đẹp và cũng giúp cho cá có thể trú ẩn.

Tính cách khá hiền và ôn hòa, thích hợp trong bể nuôi chung. Một vài loài cá thả chung có thể kể đến như các loài thuộc họ Cichlids, giống tetras nhỏ, cá bảy màu, cá kiếm…

Tuy nhiên, anh em không nên thả cùng các loài cá cò kích cỡ quá lớn hoặc loài cá săn mồi. Điều này sẽ khiến cá Sặc Trân Châu sợ hãi trốn đi.

Hoặc trở nên nhút nhát và dễ dàng mắc bệnh hơn.

Chuẩn bị môi trường sống cho cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu

Thức ăn thích hợp cho cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu

Cá Mã Giáp là loài ăn tạp. Chúng sẽ ăn bất cứ thứ gì vừa miệng.

Thực đơn khoái khẩu thường là ấu trùng, côn trùng nhỏ, giáp xác, trùng chỉ, trứng của các loài khác hoặc tảo.

Các loại thức ăn dạng viên và dạng hạt cho đến những thức ăn tươi sống.

Chẳng hạn như giun hoặc tôm nhỏ hoặc thực phẩm đông lạnh cũng là một sự lựa chọn khá ổn cho loài cá này.

Thức ăn thích hợp cho cá Mã Giáp cá Sặc Trân Châu

Tập tính sinh sản của cá Mã Giáp

Cá Mã Giáp có tập tính đẻ trứng vào tổ bọt khí.

Vào lúc giao nhau ở mùa sinh sản, ngực và bụng của cá đực sẽ chuyển sang màu đỏ chói.

Con cái thường đẻ rất nhiều trứng.

Sau khi cá sinh xong cần mang ngay cá cái ra ngoài.

Còn lại cá đực sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc tổ. Trứng nở trong khoảng 24 giờ.

Cá Mã Giáp có giá bao nhiêu trên thị trường?

Hiện nay, ở các cửa hàng cá cảnh, cá Mã Giáp được bán giá trung bình khoảng 10.000 đồng/em.

Có thể dao động từ 8.000 – 12.000 đồng/em tùy theo kích cỡ.

Cá Mã Giáp có giá bao nhiêu trên thị trường?

Những điều cần lưu ý khi nuôi cá Mã Giáp

Một trong những bệnh phổ biến nhất ở cá Sặc Trân Châu là bệnh thối vây, vây đổi màu do nhiễm trùng.

Chất lượng nước kém sẽ khiến vi khuẩn hoạt động mạnh hơn.

Do đó, anh em cần thay nước thường xuyên và thêm thuốc kháng khuẩn vào nước để kiểm soát mức độ nhiễm trùng cho cá.

Lưu ý chỉ cho cá ăn 2 – 3 lần/ngày với lượng nhỏ.

Nếu thấy thức ăn thừa lắng trong bể, cần tiến hành lọc, thay nước và vệ sinh bể để tránh gây hại cho cá và giảm thiểu nguy cơ cá bị bệnh.

Tác giả: T.M – Nguồn: Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi cá siêu hay được chia sẻ nhiệt tình trên Blog Cá Cảnh Mini:

Dân chơi cá cảnh săn lùng than tổ ong

Cách nuôi cá Rồng Cửu Sừng quái vật nơi đáy bể

Cách diệt bọ giun sán trong bể cá cảnh tép cảnh

Cá betta cái thà chết không chịu đẻ phải làm sao?

Chú cá vàng Ranchu sở hữu chiếc xe lăn độc nhất vô nhị

Chuyên Mục: Cá cảnh
Bài trước
Dân chơi cá cảnh săn lùng than tổ ong
Bài sau
Bí kíp phân biệt cá Hồng Két đực và cái