Cá Sam bị bệnh nguyên nhân và cách chữa trị

(Cá Cảnh mini) Cá Sam bị bệnh nguyên nhân và cách chữa trị. Khi bị sốc nước, cá Sam sẽ yếu đi rất nhanh.

Nghiêm trọng hơn, cá Sam có thể bị đục mắt, đỏ mắt. Thậm chí phần đuôi còn bị cong lên.

Cacanhmini.com hướng dẫn các anh em cách chữa trị một số bệnh thường gặp ở cá Sam cảnh.

Cá Sam bị bệnh nguyên nhân và cách chữa trị.

Thông tin cho anh em về cá Sam

Được biết đến với tên tiếng Anh là freshwater stingray, cá Sam được người dân ta gọi với tên cá đuối cảnh hay cá đuối nước ngọt.

Thế nhưng, anh em dân chơi cá cảnh thường gọi là cá Sam hơn. Cá ”đuối” nghe có vẻ hơi ”đuối đuối” và không được may mắn hay thuận buồm xuôi gió cho lắm.

Theo phong thủy, người ta kiêng kỵ dùng từ này vì lo lắng công việc, sự nghiệp sẽ không được phát đạt và thăng tiến như mong muốn.

Cá Sam đến từ các lưu vực sông Amazon, vùng đất này sở hữu lượng phù sa và hệ động thực vật vô cùng phong phú.

Hiện nay, cá Sam có nhiều loại khác nhau, với hoa văn và màu sắc rất khác biệt.

Tuy nhiên, về hình dáng, có lẽ chúng không có nhiều biến đổi so với thời kỳ đầu.

Cá Sam có đặc điểm là thân hình mềm mại, uyển chuyển. Thường được các chủ nhân nuôi ở tầng đáy của bể.

Một em cá Sam cảnh trưởng thành có thể đạt được kích thước lớn. Thậm chí lên đến 50 đến 60cm là chuyện bình thường.

Thế nên, bạn sẽ cần một bể khá lớn để nuôi em này đấy.

Một số anh em nuôi cá Sam cùng với cá rồng và cá hổ. Vì có điều kiện sống cũng như thức ăn tương đối giống nhau.

Một bể cá có đủ 3 loại cá này, quả thật là niềm mong ước cuả các anh em chơi cá cảnh rồi.

Thông tin cho anh em về cá Sam.

Cá Sam bị bệnh nguyên nhân và cách chữa trị

Cá Sam bị sốc nước

Nguyên nhân, triệu chứng khi cá Sam bị sốc nước

Khi bị sốc nước, cá Sam sẽ yếu đi rất nhanh. Nghiêm trọng hơn, cá Sam có thể bị đục mắt, đỏ mắt.

Thậm chí phần đuôi còn bị cong lên. Nguyên nhân khiến cá Sam bị sốc nước là do chủ nuôi thay nước quá nhiều. Hoặc khi mới mua cá về, thả vào hồ không đúng cách.

Cách chữa trị khi cá Sam bị sốc nước

Để chữa trị cá Sam bị sốc nước, anh em cần chuẩn bị một khay nhựa, có lỗ thoáng.

Khay có chiều dài ít nhất là 45cm, chiều cao 40cm, và chiều rộng là 30cm.

Cho cá Sam vào khay và nâng lên khỏi mặt nước để giảm áp lực.

Điều quan trọng nhất là chủ nuôi cần kiểm tra lại môi trường nước ngay. Đồng thời, cho thêm một ít muối hạt, pha vào nguồn nước.

Cá Sam bị sốc nước.

Cá Sam bị ngộ độc amoniac

Nguyên nhân, triệu chứng khi cá Sam bị ngộ độc amoniac

Một trong những bệnh thường gặp nhất ở cá Sam cảnh hay cá đuối nước ngọt.

Đó là bệnh ngộ độc amoniac hay nitrat. Khi ngộ độc, cá Sam rất dễ bị tổn thương các cơ quan nội tạng bên trong.

Loài cá này cũng rất dễ bị tổn thương do ngộ độc amoniac và nitrat. Khi bị ngộ độc chúng rất dễ bị tổn thương nội tạng.

Chính vì thế cần theo dõi những thông số này và giữ chúng ở mức 0 . Để làm được điều này cần thay nước và bộ lọc sinh học.

Khi cá bị ngộ độc cần sử dụng dung dịch khử độc tố và muối hạt để điều trị bệnh

Cách chữa trị khi cá Sam bị ngộ độc amoniac

Trường hợp cá Sam bị ngộ độc amoniac, chủ nuôi cần thực hiện việc thay nước và vệ sinh hệ thống lọc.

Sử dụng thêm các dung dịch thuốc khử độc và pha thêm muối để sát khuẩn và trị bệnh cho cá Sam.

Cá Sam bị ngộ độc amoniac.

Cá Sam bị bệnh đường ruột

Nguyên nhân, triệu chứng khi cá Sam bị bệnh đường ruột

Cá Sam bị bệnh đường ruột, nguyên nhân chủ yếu là do người nuôi cho cá ăn những thức ăn hỏng, không đảm bảo vệ sinh và chất lượng.

Triệu chứng thường thấy nhất là phần đuôi và mép bao quanh cơ thể cá Sam bị cong lên.

Nặng thì cá Sam sẽ bị sưng hoặc tụ huyết ở miệng hoặc vùng hậu môn.

Bệnh này do người nuôi cho cá ăn thức ăn hỏng, không đảm bảo chất lượng. Hoặc cho cá ăn trạch hay tôm để nguyên nội tạng.

Dấu hiệu của bệnh là đuôi và mép quanh người Sam cong lên.

Nếu lật cá lên sẽ thấy sưng và tụ huyết ở miệng hoặc hậu môn.

Lúc này cần xin ý kiến các chuyên gia để điều trị bệnh đúng cách.

Cách chữa trị khi cá Sam bị bệnh đường ruột

Bệnh đường ruột là căn bệnh khá nghiêm trọng. Để chữa trị dứt điểm, anh em cần dùng thuốc đặc trị.

Bên cạnh đó, tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia hay các tiệm chuyên kinh doanh cá Sam cảnh…

Bác nào có kinh nghiệm trị các bệnh thường gặp ở cá Sam cảnh, cùng chia sẻ với các anh em khác trong phần bình luận bên dưới nhé.

Tác giả: Tony – Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi cá Sam và các loài cá độc đáo khác, được chia sẻ trên Blog Cá Cảnh Mini:

Nuôi cá Sam bạc tỉ nhưng nguy hiểm vì có nọc độc

Thức ăn cho cá Sam cảnh bạc tỷ

Hướng dẫn cách trị những bệnh thường gặp ở cá rồng

Bí kíp phân biệt cá Hồng Két đực và cái

Kinh nghiệm nhận biết tuổi của cá betta

Chuyên Mục: Bệnh thường gặp ở cá
Bài trước
Thức ăn cho cá Sam cảnh bạc tỷ
Bài sau
Các loại cá Tỳ Bà dọn bể chuyên nghiệp