Cá rồng ăn tôm nào bổ dưỡng nhất

Cá rồng ăn tôm nào bổ dưỡng nhất. Cá rồng có thể ăn được nhiều loại thức ăn như các loại cá nhỏ, cá xiêm, nhái con, rít, gián… Hay loại thức ăn khô dạng viên, được bán tại các cửa tiệm cá cảnh. Thế nhưng, nếu anh em muốn cho cá rồng lên màu đẹp nhất thì nên có thể cho cá rồng ăn các loại tôm bổ dưỡng từ Cacanhmini.com gợi ý sau đây. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là nên cho ăn với lượng vừa đủ. Để cá rồng không bị chán ăn và hạn chế thức ăn dư thừa làm dơ nguồn nước.

ca-rong-den-hac-long-7
Cá rồng ăn tôm nào bổ dưỡng nhất

Thông tin cho anh em về cá rồng

Cá rồng được mệnh danh là vua của các loài cá cảnh. Tên khoa học là Scleropages formosus. Loài cá này cũng được đông đảo các anh em dân chơi cá cảnh yêu thích nhờ vẻ ngoài đặc sắc. Hơn nữa, cá rồng còn có ý nghĩa về mặt phong thủy, mang lại may mắn, tài lộc cho chủ nhân. Thậm chí xua đuổi tà khí và vận rủi.

Cá rồng có tập tính tranh dành lãnh thổ và bảo vệ lãnh thổ. Chúng cần hồ có kích thước ít nhất 60x40x40. Trung bình chỉ nên nuôi 1 chú/hồ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nuôi chung, phải cần có hồ lớn hơn. Nuôi chung trong hồ nhỏ có thể làm các chú ấy tranh dành lãnh thổ, thậm chí chiến đấu sống còn với nhau. Và rồi anh em cũng chẳng còn chú cá rồng chiến mãnh nào đâu.

Môi trường nước thích hợp với cá rồng là ở nhiệt độ từ 29 đến 30 độ C. Độ PH thích hợp là từ 6.5 đến 7.5. Lời khuyên từ Blog Cá Cảnh Mini là khi nuôi cá rồng, anh em nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nước cũng như kiểm tra độ PH. Thay đổi nhiệt độ nước, độ PH đột ngột có thể khiến cá bị yếu đi và mắc bệnh.

ca-rong-an-tom
ca-rong-an-tom

Cá rồng ăn tôm nào bổ dưỡng nhất

Dưới đây là những loại tôm là thức ăn bổ dưỡng nhất cho cá rồng. Cacanhmini thường thấy anh em cho cá rồng ăn loại tôm sông và tôm rảo nhất. Vì chúng khá phổ biến.

Tôm càng sông

Tôm càng sông có tên khoa học là Macrobranchium nipponense. Chân nhỏ mảnh, chân bơi có hình bầu, đuôi hình quạt, mang có dáng lông mao. Ngoài ra còn có đặc điểm là mắt lồi to.

Tôm biển

Tôm biển có cơ thể dài nhưng hai bên dẹp. Tôm cái có kích thước khoảng từ 18 đến 24cm. Cơ thể trong suốt. Tôm cái màu xanh nâu, tôm đực có màu hơi vàng.

Cả cơ thể có lớp vỏ giáp. Phần vỏ đầu hơi cứng và rộng. Có một đôi mắt ở hai bên gốc chủy. Phần đầu có 5 đôi chân phụ, trong đó đôi thứ 2 rất dài.

thuc-an-cho-ca-rong-4
thuc-an-cho-ca-rong-4

Tôm nương

Tôm nương còn gọi là tôm đôi, thân hình khá lớn. Kích thước chiều dài khoảng 13 đến 24cm. Lớp vỏ kitin mỏng, trơn nhẵn trong suốt. Tôm cái có màu xanh lam. Trong khi đó tôm đực có màu vàng nâu.

Tôm rảo

Tôm rảo thườngđược gọi là tôm bạc đất. Kích thước chiều dài khoảng 8cm. Bề mặt cơ thể có nhiều phần lõm. Rìa chân có lông ngắn.

Tôm sú

Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon. Phần mai đầu có sừng nhọn. Thân màu xanh đậm, nâu đậm, có vằn ngang màu vàng nhạt xen kẽ. tạo thành hoa văn tươi khá đẹp ở phần bụng.

thuc-an-cho-ca-rong-1
Lưu ý khi cho cá rồng ăn tôm

Lưu ý khi cho cá rồng ăn tôm

Bạn có thể mua một ít tôm bỏ vào túi nilon và cho vào tủ đông lạnh. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ Blog Cá Cảnh Mini là không nên mua quá nhiều, chỉ nên mua đủ lượng cho cá rồng ăn trong khoảng 1 tuần. Để tôm đông lạnh quá lâu sẽ bị mất nước và làm cho cá rồng ăn không ngon. Từ đó dẫn đến việc chán ăn hoặc ăn không khỏe.

Thêm vào đó, một điều cần lưu ý nữa là. Trước khi cho cá rồng ăn tôm cần rã đông và loại bỏ phần đầu, đuôi tôm. Nhất là trong giai đoạn cá rồng còn nhỏ. Nếu cẩn thận, bạn có thể bỏ luôn phần lớp vỏ tôm bên ngoài.

Tác giả: Tony

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi cá rồng cho các anh em mới chơi, xem ngay trên Blog Cá Cảnh Mini:

Chiêm ngưỡng những em cá rồng có giá tiền tỉ

Cá rồng Hắc Long Black Arowana siêu hiếm

Cá rồng nuôi chung với cá nào 7 loài cá thích hợp nhất

Hướng dẫn cách trị những bệnh thường gặp ở cá rồng

Kinh nghiệm nuôi cá rồng sinh sản cực hay

Chuyên Mục: Cách nuôi cá cảnh
Bài trước
Tổng hợp hình ảnh chó Chow Chow đẹp nhất
Bài sau
Chia sẻ cách chăm sóc cây Lệ Nhi Bò Bacopa australis