Những bệnh thường gặp ở cá cảnh biển và cách trị

Những bệnh thường gặp ở cá cảnh biển và cách trị. Thông thường, ở những loài cá cảnh biển, khi mắc bệnh sẽ có những biểu hiện khác với thường ngày. Chẳng hạn như cá cảnh nước mặn liên tục thay đổi cách ăn uống, di chuyển bất thường, tách bầy, bỏ ăn. Cơ thể cá trở nên yếu ớt và màu sắc cũng nhợt nhạt đi rất nhiều. Nếu phát hiện ra cá đang có những triệu chứng này, chủ nuôi cần nhanh chóng cách ly và cứu chữa kịp thời. Cacanhmini.com chia sẻ với anh em những bệnh thường gặp ở cá cảnh biển và hướng dẫn cách điều trị thích hợp.

Những bệnh thường gặp ở cá cảnh biển và cách trị
Những bệnh thường gặp ở cá cảnh biển và cách trị

Bệnh đốm trắng ở cá cảnh biển

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đốm trắng

Các loại cá biển khi mắc căn bệnh đốm trắng thì sẽ ít di chuyển, đờ đẫn và thường cọ mình vào thành bể. Quan sát kỹ anh em sẽ thấy trên mình cá thường nổi những đốm trắng. Nguyên nhân của bệnh là do trùng roi hình ovan gây ra. Bệnh lây nhiễm nên cần cách ly cá bệnh với những loài cá khác trong hồ.

Cách trị bệnh đốm trắng ở cá cảnh biển

Để điều trị bệnh đốm trắng, trước hết anh em cần nâng nhiệt độ nước lên khoảng 30 độ C. Sau đó, chuẩn bị một bể khác theo tỉ lệ 9 nước ngọt và 1 nước mặn. Và ngâm cá bệnh trong khoảng vài phút. Lưu ý là kịp thời theo dõi tình trạng của cá. Nếu có dấu hiệu thở gấp cần vớt cá thả về bể cũ ngay. Cuối cùng là đổ nước biển vào bể, theo tỉ lệ là 400 lít nước thì thêm 0,05 sunfat. Ngâm cá khoảng 10 phú rồi thay nược, bệnh tình của cá có thể sẽ cải thiện sau 24 giờ.

ca-canh-doi-4
Bệnh rách vây, rách da ở cá cảnh nước mặn

Bệnh rách vây, rách da ở cá cảnh nước mặn

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh rách vây, rách da

Nguyên nhân các loài cá cảnh biển bị rách vây, rách da là do đùa giỡn hay đánh nhau… Hoặc chúng không thích nghi được với môi trường nước, dẫn đến việc bị tổn thương ngoài da. Biểu hiện rõ rệt nhất là vây cá không lành lặn. Da thối rữa, vẩy cá rụng…

Cách trị bệnh rách vây, rách da ở cá cảnh nước mặn

Theo Cacanhmini, bệnh này có 2 cách chữa trị như sau. Cách 1 là dùng 4 viên furazolidone cho khoảng 10 lít nước và ngâm cá trong vòng 15 phút. Cách 2 là dùng 0,2g thuốc tím pha cùng nước và ngâm cá trong đó khoảng 10 phút. Cá sẽ không bị nhiễm trùng, vết thương cũng dần kín miệng và hồi phục.

ca-thien-than-lua-5
Bệnh rách mang ở cá cảnh biển

Bệnh rách mang ở cá cảnh biển

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh rách mang

Phần mang cá bị tím tái, mất máu và thối rữa. Nghiêm trọng hơn có thể lở loét và lan sang phần quai hàm. Khiến cá hô hấp khó khăn.

Cách trị bệnh rách mang ở cá cảnh biển

Trị bệnh rách mang ở cá cảnh biển, chủ nuôi có thể dùng 0,2 gam furacillin pha theo tỉ lệ 10 lít nước mặn và ngâm cá trong khoảng 10 phút. Ngoài ra cũng có thể ngâm cá trong 0,05 sunfat pha với 400 lít nước.

Tác giả: Hoàng Tâm

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi các loại cá cảnh biển, cá cảnh nước mặn, được chia sẻ trên Blog Cá Cảnh Mini:

Cách nuôi cá Bống Cờ Lửa cá biển cá tính thú vị

Các loài cá ngựa biển đẹp như hội Cờ cá ngựa

5 loại cá cảnh biển đẹp được yêu thích nhất năm 2020

Cách nuôi cá Cánh Dơi sọc đẹp bơi khỏe

Cá Thiên Thần Lửa có khả năng chuyển đổi giới tính

Chuyên Mục: Bệnh thường gặp ở cá
Bài trước
Điểm mặt những loại cá cảnh vệ sinh bạn nên biết
Bài sau
Công dụng của đá nham thạch trong bể cá cảnh