Cách trồng cây thủy sinh Choi lưới khó tính bí ẩn

Cách trồng cây thủy sinh Choi lưới khó tính bí ẩn. Từ những năm 1950, cây Choi lưới đã là một trong những loài cây độc đáo, thách thức người chơi thủy sinh. Anh em đã biết đến cây thủy sinh đầy bí ẩn này chưa? Cacanhmini.com chia sẻ với 500 anh em cách trồng cây thủy sinh Choi lưới khó tính đầy bí ẩn trong bể thủy sinh.

cay-choi-luoi-4
Cây thủy sinh Choi lưới

Đặc điểm của cây Choi lưới

Cây thủy sinh Choi lưới còn có tên khoa học là Madagascar Lace hay Aponogeton madagascariensis. Đây là loài cây thủy sinh thường được tìm thấy trong các dòng nước di chuyển trên đảo Madagascar.

Điểm độc đáo nhất ở cây Choi lưới là phần lá có lỗ thũng, hình dáng kỳ lạ có một không hai. Từ những năm 1950, cây thủy sinh Choi lưới đã là một trong những loài cây thách thức cho người chơi thủy sinh.

cay-choi-luoi-1
Đặc điểm của cây Choi lưới

Cây Choi lưới thường có 2 loại là henkelianus nhiều lỗ không đều trên lá và major có lỗ hình chữ nhật đều hơn. Cả 2 loại này đều có lá rộng và bông có 2 nhị màu trắng hoặc vàng. Có phần củ bên dưới.

Cách trồng cây thủy sinh Choi lưới khó tính bí ẩn

Thông thường, thân cây hoa Choi lưới có thể lên đến 1,5 cm đường kính. Tuy nhiên, anh em cũng cần lưu ý là nếu cây choi lưới đạt đến kích thước đầy đủ. loài cây thủy sinh này sẽ mọc lớn hơn trong các hồ nhỏ có thể tích nhỏ hơn 500 lít.

Tất cả các giống cây choi lưới thích được trồng trên nền ít chất hữu cơ. Nều giàu chất dinh dưỡng hay được bón phân hoặc than bùn thì cần nên tránh. Nếu trên lá có màu nâu sẫm thì có thể là chủ nuôi đã cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng cho cây.

cay-choi-luoi-2
Cây Choi lưới

Bạn cũng có thể trồng cây Choi lưới chung với các cây thủy sinh khác. Rễ của những cây khác sẽ giúp cây Choi lưới dễ trụ vững hơn. Nhưng lưu ý là không nên để những cây khác mọc quá lớn và che cây Choi lưới.

Cây Choi lưới sẽ sống tốt trong điều kiện nhiệt độ dưới 24 độ C. Trong môi trường nhiệt độ cao hơn 24 độ C, cây Choi lưới sẽ nhỏ và phát triển chậm hơn. Ngược lại, khi phát triển tốt, cây Choi lưới sẽ ra hoa. Điều bạn cần làm là ngắt bỏ hoa, kể cả nụ. Cây Choi lưới sẽ tự sinh sản bằng hình thức phân nhánh. Những cây con nhỏ có thể đạt kích thước 10cm trong vòng 3-4 tháng.

Tác giả: Thanh Vi

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm chơi thủy sinh cho các anh em, chia sẻ trên Blog Cá Cảnh Mini:

Trồng cây Cỏ Nhật xanh tươi trong bể thủy sinh

Rong La Hán xanh rong thủy sinh đẹp dễ trồng

Hướng dẫn cách chọn đèn cho hồ thủy sinh

Những mẫu bể cá đẹp và độc cho anh em sành điệu

Cách nuôi cá betta trong hồ thủy sinh

Chuyên Mục: Thủy sinh
Bài trước
Chia sẻ kĩ thuật cho cá Neon sinh sản
Bài sau
Cỏ Ranong cây thủy sinh trồng hậu cảnh đẹp tuyệt