Cách trồng rêu thủy sinh thông dụng Rêu Lửa Flame Moss

Cách trồng rêu thủy sinh thông dụng Rêu Lửa Flame Moss. Một trong những loại rêu thủy sinh thông dụng, rêu tự nhiên đẹp và được anh em trồng nhiều nhất chính là Rêu Lửa Flame Moss. Tên khoa học của loại rêu này là Taxiphyllum sp. Flame Moss. Do có hình dáng thẳng xoắn rất độc đáo, trông giống như ngọn lửa đang cháy rực nên được nhiều người gọi với tên là Rêu Lửa. Cùng Cacanhmini.com tìm hiểu về loài rêu thủy sinh Flame Moss và cách trồng loại Rêu Lửa thông dụng này.

reu-lua-flame-moss-2
Rêu Lửa Flame Moss

Đặc điểm của Rêu Lửa Flame Moss

Rêu Lửa Flame Moss thuộc loại rêu có tán hẹp, hướng phát triển lên trên. Đây là một loại rêu tự nhiên đẹp và khá dễ trồng. Đa phần phù hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta.

Có rất nhiều cách trang trí và tạo hình loài rêu thủy sinh tự nhiên Flame Moss. Tùy vào sở thích và ý tưởng của bạn để thực hiện. Thông thường Rêu Lửa có màu xanh, đọt rêu non sẽ có màu xanh nhạt hơn. Do đó, có lẽ không thích hợp cho việc tạo chiều sâu cho bể thủy sinh.

reu-lua-flame-moss-1
Đặc điểm của Rêu Lửa Flame Moss

Cách trồng rêu thủy sinh thông dụng Rêu Lửa Flame Moss

Rêu Flame đặc biệt thích nghi và phát triển tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ từ 24 đến 26 độ C. Ở nhiệt độ nóng hơn từ 30 đến 32 độ C, Rêu Lửa vẫn sống và sinh trưởng được nhưng lại không có màu xanh đẹp và bắt mắt nhất. Tốc độ phát triển của cây tầm khoảng 1cm/tuần.

Về lượng CO2, Rêu Lửa Flame Moss không có yêu cầu quá khắt khe. Chỉ cần một lượng vừa đủ hoặc ít hơn nhu cầu thực một chút, thì chúng vẫn có thể sống và phát triển tốt. Tuy nhiên, nhìn chung, một bể có thể tích khoảng 300 lít thì cần 4g CO2/1 giây mở đèn. Còn về chế độ dinh dưỡng thì rêu thủy sinh tự nhiên Flame Moss cần loại phân nền đơn giản là được.

reu-lua-flame-moss-3
Rêu Lửa Flame Moss

Rêu thủy sinh thông dụng Rêu Lửa Flame Moss có đặc điểm mọc thẳng và hướng lên trên. Nên sẽ cực kỳ thích hợp để tạo dáng cho cây thông hay các loại cây cổ thụ khác.

Thêm vào đó, chủ nuôi cũng có thể tạo thành các bụi cây nhỏ hay làm các cây có dạng chóp. Trường hợp anh em muốn làm thành thảm cỏ thì có thể buộc rêu vào vỉ inox không rỉ và đặc vào trong bể thủy sinh. Chúc anh em thành công với bể thủy sinh sáng tạo của mình nhé.

Tác giả: T.Viên

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm chơi thủy sinh cho các anh em, nhiều thông tin hay trên Blog Cá Cảnh Mini:

Vì sao nước hồ cá bị đục và cách khắc phục

Cỏ Ranong cây thủy sinh trồng hậu cảnh đẹp tuyệt

Cách trồng và chăm sóc rong đuôi chồn rong đuôi chó

Hướng dẫn cách chọn đèn cho hồ thủy sinh

Phát hiện cá bảy màu sắp đẻ

Chuyên Mục: Thủy sinh
Bài trước
Các loại cá cảnh hiền lành là hoa hậu thân thiện
Bài sau
Thắc mắc nuôi tép cảnh có cần oxy không