Cách nuôi cá Trâm bơi theo đàn trong bể thủy sinh

(Cá Cảnh Mini) – Cách nuôi cá Trâm bơi theo đàn trong bể thủy sinh. Anh em cực kỳ yêu thích thủy sinh. Nhưng lại chỉ có một bể cá thủy sinh nhỏ xinh ở nhà thôi. Đừng quá lo nhé vì cá Trâm luôn là sự lựa chọn phù hợp với các anh em nhất.

Tính tình của chúng lại hiền lành và cực kỳ nhanh nhẹn. Bơi thành từng đàn đẹp mắt trong bể thủy sinh của các anh em. Cùng Cacanhmini.com khám phá và tìm hiểu về cách nuôi cá Trâm bơi theo đàn trong bể thủy sinh.

Cách nuôi cá Trâm bơi theo đàn trong bể thủy sinh Cách nuôi cá Trâm bơi theo đàn trong bể thủy sinh

Xuất xứ và đặc điểm của cá Trâm

Nguồn gốc xuất xứ của cá Trâm

Cá Trâm được biết đến với tên khoa học là Boraras urophthalmoides. Cá Trâm thích sống ở những vùng nước ngọt hay kênh, rạch, sông và suối lớn.

Dù có vẻ ngoài rất nhỏ nhắn. Nhưng theo Cacanhmini.com nhờ tập tính bơi thành đàn đẹp lung linh trong bể thủy sinh. Nên rất được các anh em trong cộng đồng nuôi cá cảnh thủy sinh yêu thích.

Đặc điểm của cá Trâm

Kích thước cá Trâm rất nhỏ, chỉ khoảng 16 mm. Cá Trâm có phần đầu nhỏ, đôi mắt to tròn. Nổi bật với vẻ ngoài màu nâu cam.

Đặc biệt loài cá này có một vạch màu đen chạy suốt chiều dài cơ thể. Ngoài ra còn một sọc màu cam hoặc màu vàng đậm ở cạnh vây lưng. Vây của chúng khá mỏng manh và lấp lánh tựa như cánh chuồn chuồn vậy đó các anh em ạ.

Cách nuôi cá Trâm bơi theo đàn trong bể thủy sinh

Chuẩn bị môi trường sống cho cá Trâm

Để chuẩn bị hồ nuôi cho cá Trâm xinh đẹp, lời khuyên từ Cacanhmini.com là bạn cần chuẩn bị những điều sau đây:

  • Chỉ cần chọn hồ thủy sinh có kích thước và bộ lọc loại nhỏ là phù hợp với hình dáng của cá.
  • Khi thay nước nên pha thêm than bùn và nước mưa để cá thích nghi dễ hơn.
  • Phần trang trí bên trong bể, bạn có thêm một ít cây thủy sinh. Hay một vài tiểu cảnh nhỏ và một lớp cát, lớp sỏi để hạn chế cá bị trầy xước.
  • Lưu ý về các chỉ số trong hồ cần có như sau: nhiệt độ từ 21 – 26 độ C, độ pH 6.0 – 7.5, độ cứng 7.0 – 14 dGH.
  • Người chơi cá cảnh thường nuôi cá Trâm chung với tép và những loại cá có kích cỡ tương tự.

Thức ăn của cá Trâm

Thức ăn ưa thích của cá Trâm là các loại ấu trùng, artemia, bo bo, trùng cám… Chúng cũng có thể ăn thêm thức ăn khô như tấm vụn, thức ăn dạng viên nhỏ và thực phẩm đông lạnh.

Anh em có thể chuẩn bị hẳn một chế độ ăn dinh dưỡng đa dạng và an toàn giúp cá phát triển khỏe mạnh và lớn nhanh.

Cách cho cá Trâm sinh sản Cách cho cá Trâm sinh sản

Cách cho cá Trâm sinh sản

Nếu bạn muốn cho cá Trâm sinh sản, thì cần chuẩn bị những điều sau gợi ý từ Cacanhmini.com:

Đầu tiên, bạn chọn một bể riêng để thả cá bố và mẹ vào.

Sau đó, bỏ thêm vào hồ cây thủy sinh lá mịn để trứng bám vào. Đồng thời, tăng khẩu phần ăn cũng như cung cấp nhiều loại thức ăn ngon cho chúng.

Lưu ý rằng, cá bố và mẹ sau khi sinh sản xong sẽ không chăm sóc trứng. Thậm chí một vài em còn sẵn sàng ăn cả trứng luôn. Lúc này anh em nên vớt cá bố mẹ ra một hồ khác để tịnh dưỡng.

Cá Trâm có giá bao nhiêu trên thị trường?

Đối với những loại cá có kích cỡ nhỏ như cá Trâm. Một số tiệm cá cảnh sẽ bán sỉ loài cá này với số lượng khá nhiều. Giá cả có lẽ từ 40.000 đến 50.000đ/100 em.

Anh em cực kỳ yêu thích thủy sinh. Nhưng lại chỉ có một bể cá thủy sinh nhỏ xinh ở nhà thôi. Đừng quá lo nhé vì cá Trâm luôn là sự lựa chọn phù hợp với các anh em nhất.

Tính tình của chúng lại hiền lành và cực kỳ nhanh nhẹn. Bơi thành từng đàn đẹp mắt trong bể thủy sinh của các anh em.

Tác giả: N.T  –  Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi cá cảnh phong phú trên Blog Cá Cảnh Mini:

Cách nuôi cá mập nước ngọt cá mập Thái làm cảnh

Cá tam giác thả bể thủy sinh siêu đẹp

Cá thủy tinh tuyệt đẹp trong suốt như thủy tinh

10 loại cá betta đẹp nhất thế giới

Tạo men vi sinh cho bể cá cảnh bể tép cảnh

Chuyên Mục: Cá cảnh
Bài trước
Cách nuôi cá mập nước ngọt cá mập Thái làm cảnh
Bài sau
Cẩm nang cách nuôi cá Trạng Nguyên đẹp mau lớn