Top 10 cây thủy sinh nên có nhất trong bể cá cảnh

(Cá Cảnh mini) Top 10 cây thủy sinh nên có nhất trong bể cá cảnh.

Rong La Hán. Rong Đuôi Chó. Bèo Nhật. Rêu Java. Cỏ Nhật. Cỏ Ranong. Huệ Nước thủy sinh. Ráy Lá Nhỏ Petite Nana. Trân Châu Ngọc Trai. Trân Châu Cuba…

Là những cây thủy sinh có sức sống mãnh liệt, cực dễ trồng lại có nhiều công dụng tốt cho bể cá cảnh.

Đây đều là những cây thủy sinh nên có nhất, cần thiết nhất trong bể mà Cacanhmini.com gợi ý và đề xuất cho các anh em.

Top 10 cây thủy sinh nên có nhất trong bể cá cảnh.

Top 10 cây thủy sinh nên có nhất trong bể cá cảnh

1. Rong La Hán

Rong La Hán thuộc họ rong, được ưu ái trồng rất nhiều trong bể thủy sinh.

Loại rong thủy sinh này có đặc tính dễ trồng mà không cần tốn quá nhiều công sức.

Đặc biệt không cần CO2 vẫn sống tốt, đẹp mềm mại và xanh mướt trong bể thủy sinh.

Anh em có thể thả trôi chúng trên bề mặt nước.

Hoặc cắm xuống nền đất dưới dáy bể. Hoặc có thể cột cố định vào hòn đá và sáng tạo theo ý thích.

Rong La Hán có tên khoa học là Green Cabomb.

Và thường được tìm thấy ở các khu vực ao hồ, kênh rạch, sông, đầm lầy ở hầu hết các nơi trên thế giới.

Rong La Hán thường có 2 loại là rong La Hán xanh và rong La Hán đỏ.

Cây rong La Hán xanh có vẻ ngoài thường dễ nhầm lẫn với cây rong đuôi chồn/rong đuôi chó.

Tuy nhiên, rong La Hán có tán lá rậm hơn và dày hơn cây rong đuôi chó. Xem chi tiết: Rong La Hán xanh rong thủy sinh đẹp dễ trồng

2. Rong Đuôi Chó

Nhiều anh em gọi là rong đuôi chồn. Một số anh em khác gọi là rong đuôi chó. Loại rong thủy sinh này có tên khoa học là Ceratophyllum demersum.

Chúng là loài thực vật sống chìm toàn bộ trong nước.

Thân dài, nhỏ. Rễ cây bám sống trong dất bùn. Hoặc cũng có thể bám vào vật thể khác trong nước.

Nhờ có vẻ ngoài xanh cuốn hút mà cây rong này rất được lòng các anh em chơi thủy sinh.

Hơn nữa, chúng cũng có ưu điểm là dễ trồng, dễ phát triển, tạo vẻ sinh động và tự nhiên cho hồ thủy sinh.

Đặc biệt, cây rong đuôi chó có khả năng thích nghi tốt. Có thể sống được dưới ánh sáng mặt trời và kể cả trong bóng râm.

Hơn nữa còn có thể phát triển rất tốt mà không cần đến CO2. Chúng lấy chất dinh dưỡng từ nước.

Bạn chỉ cần có một ít cát, bùn hoặc đất trong bể để rễ cây bám vào là chúng có thể tự phát triển độc lập.

Xem chi tiết: Cách trồng và chăm sóc rong đuôi chồn rong đuôi chó

3. Bèo Nhật

Bèo Nhật thủy sinh rất dễ sống và thường trôi nổi trên mặt nước.

Bèo Nhật có nhiều công dụng tốt cho bể thủy sinh nên được một số anh em trồng trong bể cá cảnh của mình.

Bèo Nhật còn đóng vai trò như một bộ lọc cực tốt cho bể thủy sinh.

Lý do là vì chúng có khả năng hút độc tố được sinh ra từ các chất hữu cơ dư thừa trong nước.

Sau đó, thanh lọc vi sinh, giúp nguồn nước trong bể sạch và an toàn hơn.

Thêm một công dụng cực tốt nữa ở Bèo Nhật. Đó là cung cấp rất nhiều vi sinh, là nguồn thức ăn tự nhiên tuyệt vời cho cá cảnh.

Ngoài ra, chúng mang đến lượng oxy tự nhiên, giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Chính vì những công dụng cực kỳ hữu ích trên đây, Bèo Nhật là thực vật thủy sinh rất được ưa chuộng trồng trong bể cá cảnh.

Nhất là với những anh em bận rộn và không có nhiều thời gian chăm sóc, thay nước thường xuyên.

Xem chi tiết: Cách trồng Bèo Nhật thủy sinh bộ lọc cực tốt cho bể

4. Rêu Java

Rêu Java còn được gọi là rêu cá đẻ, Java Moss. Không chỉ làm đẹp cho bể thủy sinh.

Lại còn rất dễ trồng, nhanh phát triển trong bể không có CO2. Rêu Java có nguồn gốc từ châu Á và các khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, hiện nay, có lẽ như rêu Java đã phủ sóng và tràn ngập trong các bể thủy sinh trên khắp thế giới.

Vậy lý do vì sao anh em nên chọn rêu Java cho bể thủy sinh của mình?

Rêu Java cực kỳ dễ trồng nên không đòi hỏi điều kiện chăm sóc khắt khe. Chủ nuôi không cần phải mất nhiều thời gian.

Dễ tạo cảnh quan bằng cách gắn vào lũa hoặc đá. Làm cho bể thủy sinh thêm phần bắt mắt và sinh động.

Rêu cá đẻ là nguồn thức ăn cho các loại cá, tép… trong bể. Và là nơi ẩn náu cho các loài cá nhỏ.

Giá thành rẻ, tiết kiệm, không tốn chi phí thiết kế, phù hợp với túi tiền của 500 anh em.

Và đặc biệt là rất thích hợp với các anh em mới chơi thủy sinh.

Xem chi tiết: Cách trồng rêu Java rêu thủy sinh được ưa chuộng nhất

5. Cỏ Nhật

Cây Cỏ Nhật có tên khoa học là Blyxa Japonica.

Thường được tìm thấy ở các khu vực châu Á, nơi có dòng suối chảy chậm, giàu chất sắt.

Ngoài ra chúng cũng xuất hiện tại ao, hồ, đồng lúa…

Mặc dù cây Cỏ Nhật là cây thủy sinh nhỏ nhưng lại có tốc độ sinh trưởng nhanh.

Chúng thích hợp trồng trong các bể thủy sinh có thể tích nhỏ.

Đặc điểm là phần thân dài, lá rậm rạp, rễ cây mọc nhanh. Cây Cỏ Nhật gần như không mọc lan ra.

Mà thay vào đó là tạo ra những cành bên và chủ nhân có thể dùng kéo để tách chúng ra.

Cây Cỏ Nhật là cây thủy sinh dễ trồng, sức sống tốt.

Bạn chỉ cần đáp ứng những yêu cầu về cường độ ánh sáng và CO2 ở mức độ trung bình.

Trong điều kiện ánh sáng cao, lá cây Cỏ Nhật có thể chuyển sang màu vàng hoặc màu đỏ.

Ngược lại trong môi trường thiếu sáng, cây có thể cao, ốm và lá xanh hơn.

Xem chi tiết: Trồng cây Cỏ Nhật xanh tươi trong bể thủy sinh

Top 10 cây thủy sinh nên có nhất trong bể cá cảnh

6. Cỏ Ranong

Cỏ Ranong hay còn gọi là cỏ Narong. Đây là một trong những cây rất phổ biến trong thị trường cây thủy sinh.

Đặc biệt dùng trồng hậu cảnh rất đẹp. Cỏ Ranong tên khoa học là Cyperus helferi.

Có thể tìm thấy loài cây thủy sinh này trong các vùng nước tù đọng hay vùng nước chảy chậm ở Thái Lan.

Cỏ Ranong là cây thủy sinh thường mọc lá dài và uốn lượn theo dòng nước. Lá mọc vòng, rễ khá nhỏ.

Hiện nay, cây cỏ Ranong được rất nhiều các anh em chơi thủy sinh yêu thích và trồng làm hậu cảnh, tạo vẻ sinh động cho bể.

Cây thủy sinh cỏ Ranong thích hợp với điều kiện ánh sáng vừa phải, nhiệt độ nước mát.

Kinh nghiệm từ ca canh mini là bạn cũng không nhất thiết phải bổ sung CO2 nhưng nếu có sẽ giúp cây Ranong phát triển nhanh hơn.

Xem chi tiết: Cỏ Ranong cây thủy sinh trồng hậu cảnh đẹp tuyệt

7. Huệ Nước thủy sinh

Cây Huệ Nước thủy sinh còn được biết đến với tên gọi là cỏ Lưỡi Rắn. Tên khoa học là Lilaeopsis brasiliensis.

Được tìm thấy và mô tả lần đầu tiên vào năm 1985. Thường phân bố ở các khu vực Nam Mỹ…

Cỏ Lưỡi Rắn, Huệ Nước là cây thủy sinh dễ trồng. Chiều cao tầm khoảng từ 4 đến 7cm.

Hơn nữa, chúng cũng phát triển dày đặc và lan rất nhanh.

Thế nên được nhiều anh em chơi thủy sinh ưa chuộng trồng ở vị trí tiền cảnh trong bể thủy sinh.

Loại cây này có thể thích nghi với môi trường nhiễm mặn.

Do đó, có thể sống được trong nhiều môi trường như dưới ao hồ, bể cá ngoài trời, bể thủy sinh hay kể cả trong thùng xốp…

Tuy nhiên, theo ca canh mini, chúng phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 15 đến 26 độ C.

Độ pH từ 6 đến 7,5. Loại cây thủy sinh này cũng ưa ánh sáng, nhất là cường độ ánh sáng mạnh.

Xem chi tiết: Hướng dẫn cách trồng cây Cỏ Lưỡi Rắn Huệ Nước thủy sinh

8. Ráy Lá Nhỏ Petite Nana

Cây thủy sinh Ráy Lá Nhỏ có tên khoa học là Petita Nana. Petite có nghĩa là nhỏ bé.

Ráy Lá Nhỏ là cây họ ráy có lá nhỏ bậc nhất.

Chúng được lai tạo từ công ty Oriental Aquariums tại Singapore.

Tuy nhiên, Ráy Lá Nhỏ lại là giống cây khỏe và rất đẹp.

Đặc biệt có ưu điểm là cực kỳ dễ trồng, dễ chăm sóc, cực kỳ phù hợp cho người mới chơi thủy sinh.

Tại Việt Nam, loài cây ráy này cũng được mọi người yêu thích và trồng rộng rãi trong bể thủy sinh.

Tùy theo từng điều kiện của hồ thủy sinh mà lá của cây Petita Nana sẽ có kích thước khoảng 1cm.

Có thể trồng cây ở vị trí trung cảnh trong các bể thủy sinh nhỏ.

Hoặc ở vị trí tiền cảnh của những bể thủy sinh lớn.

Cây thủy sinh Ráy Lá Nhỏ Petite Nana thích hợp với điều kiện nhiệt độ từ 22 đến 28 độ C.

Độ pH phù hợp nhất từ 5.5 đến 6.5.

Dù vậy vẫn có thể sống được từ nước axit đến kiềm, nước mềm cho đến nước cứng.

Cây có thể phát triển trong điều kiện hồ không có CO2.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc cây Ráy Lá Nhỏ Petite Nana

9. Trân Châu Ngọc Trai

Cây thủy sinh Trân Châu Ngọc Trai có tên tiếng Anh là Micranthemum Monte Carlo và New Large Pearl Grass. Nguồn gốc xuất xứ từ Argentina.

Cây mọc thấp, chiều cao chỉ khoảng từ 2 đến 3cm.

Chúng có thể lan thành từng mảng tầm 3cm, tạo thành thảm xanh rất đẹp và bắt mắt.

Lá cây có màu xanh rì, thân có phân đốt nhỏ.

Đây là một trong những cây thủy sinh đẹp và dễ trồng dễ chăm sóc nhất.

Người ta cũng thường trồng cây Trân Châu Ngọc Trai ở phía trước của hồ thủy sinh.

Cây Trân Châu Ngọc Trai có khả năng lọc chất thải của cá, hấp thụ từ lá và đất nền.

Đồng thời, cung cấp một lượng oxy trong bể cá cảnh.

Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện thuận lợi, tạo môi trường lý tưởng cho các loài cá đẻ trứng và sinh sản tốt hơn.

Một ưu điểm nữa từ loài cây thủy sinh này.

Đó là vẻ ngoài có màu xanh tươi mát, rất cuốn hút và dễ dàng kết hợp với các loài cây thủy sinh khác.

Trồng cây Trân Châu Ngọc Trai, bạn chỉ cần lưu ý một số yếu tố là cây sẽ khỏe mạnh và sinh trưởng tốt.

Chẳng hạn như cần sử dụng nước trong và sạch. Độ PH từ 5,5 – 7,5 và nhiệt độ từ 20-30 độ C.

Xem chi tiết: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Trân Châu Ngọc Trai

10. Trân Châu Cuba

Cây thủy sinh Trân châu Cuba có tên khoa học là Hemianthus callitrichoides.

Chúng cũng được biết đến với tên gọi khác là dwarf baby tears hay tên viết tắt là HC.

Được phát hiện lần đầu tiên bởi Holger Windeløv trong một chuyến thám hiểm đến vùng núi đá nhỏ ở phía Đông Havana, thuộc Cuba.

Ngoài ra chúng cũng được phát hiện ở các đảo Caribbean…

Cây Trân Châu Cuba có kích thước rất nhỏ.

Chiều cao khoảng 1cm và chiều rộng chỉ khoảng 0,5 đến 3cm. Lá có kích cỡ mm.

Thích hợp trồng ở vị trí tiền cảnh trong các bể thủy sinh nhỏ.

Ngoài ra, nếu được buộc vào đá nhỏ với khoảng cách chỉ vài cm thì loại cây thủy sinh này sẽ phát triển nhanh.

Bao phủ toàn bộ bể chỉ với một thảm màu xanh miên man.

Cây Trân Châu Cuba thích nghi với nhiệt độ từ 20 đến 28 độ C. Độ PH từ 5 đến 8.

Cây phát triển tương đối chậm, đòi hỏi yêu cầu ánh sáng dồi dào. Đi kèm với đó là cần chất dinh dưỡng và lượng CO2 cung cấp đầy đủ.

Nếu được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, trên lá cây sẽ có những bọt nước đẹp tuyệt và lung linh tựa như trân châu vậy.

Xem chi tiết: Cây thủy sinh Trân Châu Cuba trải nền cực đẹp

Tác giả: Tony – Nguồn Cacanhmini.com

Tổng hợp các loài cây thủy sinh đẹp và dễ trồng nhất trên Blog Cá Cảnh:

Bật mí những cây thủy sinh không cần CO2 vẫn sống tốt

Những cây thủy sinh lọc nước cực tốt cho bể cá

Top 10 loại cây thủy sinh không cần đất nền

Điểm danh 10 loại cây thủy sinh đẹp và dễ trồng nhất

Các loại cây thủy sinh màu đỏ rực rỡ trong bể

Gợi ý những cây thủy sinh không cần ánh sáng

Chuyên Mục: Thủy sinh
Bài trước
Vinhomes Grand Park đô thị đẳng cấp thành phố thông minh
Bài sau
Top 7 mẫu nhẫn nam đẹp sang trọng nhất hiện nay