Trong quá trình nuôi cá, việc đảm bảo nguồn nước trong bể luôn sạch sẽ và không bị vẩn đục là rất quan trọng. Môi trường nước sạch và tinh khiết sẽ giúp chủ nhân hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh cho cá. Thế nhưng, không phải lúc nào anh em cũng có thể thay nước thường xuyên. Trong những trường hợp này, vật liệu lọc nước cho bể sẽ là giải pháp tối ưu cho các anh em. Blog Cá Cảnh Mini giới thiệu với 500 anh em Top 10 vật liệu lọc nước thần kỳ cho bể cá được nhiều anh em tin dùng và lựa chọn nhất.
1. Than hoạt tính
Danh mục

Đứng đầu trong danh sách này là than hoạt tính. Vật liệu này được làm hoàn toàn từ những nguyên liệu tự nhiên như tre, vỏ trấu, gáo dừa, than đá… Than hoạt tính có nhiều dạng khác nhau như dạng hạt hay bột và dạng viên. Loại này được cấu tạo từ các hạt carbon, cùng hàng nghìn lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Do đó, được sử dụng nhiều trong việc lọc nước, kể cả lọc nước giếng khoan hay lọc bể cá.
Khi mua về, bạn cần rửa kỹ than hoạt tính dạng viên cho trôi bớt bụi. Sau đó, đặt vào ngăn lọc trong hệ thống lọc bể cá. Dùng than hoạt tính còn có thể cung cấp các chất khoáng cần thiết cho cá. Đồng thời ngăn ngừa một số kim loại nặng trong nước.
2. Đá nham thạch

Đứng thứ hai trong danh sách này, có thể kể đến là đá nham thạch. Nham thạch được cấu tạo bởi nhiều lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Làm nhiệm vụ phân hủy các chất hữu cơ cho cá và là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Hơn nữa, nhiều anh em cũng sử dụng đá nham thạch để tạo tiểu cảnh và trang trí trong bể cá. Kết hợp vừa lọc nước vừa trang trí luôn. 🙂
Khi sử dụng nham thạch, bạn cũng nên rửa sạch như than hoạt tính nhé. Cần được rửa thật sạch rồi mới sử dụng cho bể cá.
3. San hô lọc

San hô lọc chứa thành phần chính là Canxi cacbonat CaCO3 giúp làm tăng độ pH trong nước. Một số anh em thường đặt san hô ở ngăn lọc thứ hai, nhằm phân hủy chất hữu cơ mà màng lọc thô không lọc được. Chính vì thế, san hô lọc thường được dùng làm vật liệu lọc trong bể cá. Nhất là bể nuôi cá chép koi, cá rồng, cá la hán hay các loài cá biển.
4. Sứ thanh hoa mai

Sứ thanh hoa mai cũng được cấu tạo từ rất nhiều lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Dù không làm tăng độ pH như san hô lọc nhưng nó lại có thể diệt trừ vi khuẩn gây hại và kiểm soát sự tăng trưởng của tảo. Thêm một ưu điểm của vật liệu lọc nước này là không chứa nhiều tạo chất, được anh em khuyên dùng. Khuyết điểm là giá nhỉnh hơn so với các vật liệu khác. Cái gì cũng có cái giá của nó anh em ơi. 🙂
5. Bùi nhùi

Bùi nhùi được nhiều anh em đánh giá là vật liệu lọc tốt, khá bền và nhẹ, dễ bố trí. Ưu điểm là làm tăng khả năng trao đổi chất, loại bỏ chất độc. Hơn nữa còn làm giảm nồng độ kim loại trong nước và bổ sung khoáng chất. Vật liệu này thường được trong trong các bể cá, đặc biệt là bể cá rồng, cá koi, cá đĩa, cá két…
6. Hạt Kaldnes

Hạt Kaldnes cũng là một trong những vật liệu lọc nước chuyên dụng. Loại này có diện tích bề mặt lớn, độ bền lại rất cao và khá nhẹ. Do đó, khi sử dụng hạt Kaldnes anh em cần thiết kế bể lọc sao cho phù hợp và phát huy hết ưu điểm của loài vật liệu này.
7. Bacteria House

Bacteria House có lẽ ít được các anh em biết đến hơn. Thế nhưng, nó lại là vật liệu lọc hồ cá cực tốt đấy nhé. Đây là một loại gốm được sản xuất ở 1300 độ C trong khoảng 60 tiếng, gần 3 ngày. Bacteria House có cấu trúc dạng xốm nên xử lý cặn bã nhanh chóng hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn có ích phát triển.
8. Sứ lọc lỗ

Một loại vật liệu nữa cũng được rất nhiều các anh em yêu thích. Đó là sứ lọc lỗ. Với các tác dụng như tăng cường trao đổi chất cho cá, loại bỏ độc tố trong nước, loại bỏ kim loại nhẹ. Đồng thời, còn giúp bổ sung khoáng chất và ngăn ngừa sự phát triển của tảo hay các vi khuẩn có hại.
9. Bóng nhựa sinh học

Tương tự như hạt Kaldnes, bóng nhựa sinh học cũng được làm từ nhựa, rất nhẹ. Và có thể sử dụng đa dạng trong các môi trường nuôi cá. Loại này có cấu trúc dạng hình tròn, các lỗ hình tam giác, giúp vi sinh vật có nơi trú ngụ. Thêm vào đó, có khả năng hòa tan oxy trong nước.
10. Chổi lọc

Chổi lọc được sản xuất từ những sợi cước chất lượng cao. Ưu điểm của vật liệu này là khả năng loại bỏ chất bậ cực tốt. Hơn nữa, giá thành lại rẻ, phù hợp với đa số các anh em.
Tác giả: Thanh Vi
Nguồn Cacanhmini.com
Đừng bỏ lỡ các thông tin hữu ích cho 500 anh em:
Hướng dẫn cách vệ sinh bể cá mini của bạn
Top 10 bể thủy sinh đẹp nhất năm 2020
Vì sao nên thêm rong thủy sinh vào bể nuôi cá cảnh
3 Bình luận. Leave new
Bể cá vàng liệu có dùng lọc thùng kết hợp lọc phụ được ko ạ.
đc , nhưng nuôi ít thôi bác
LỌC THÙNG & CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN LỌC THÙNG :
Kích thước bể thủy sinh của bạn.
Phân nền, Layout của bạn
Có dùng trộn Purigen hay trộn Plantcare không
Vật liệu lọc bên trong
Các yếu tố phụ: Loại cá bạn nuôi, Số lượng cá bạn nuôi, Loại thức ăn bạn cho cá ăn, Tần suất cho cá ăn, Tần suất thay nước, …
Kích thước bể thủy sinh (Bể trống)
Cách tính số lít như sau: (Dài x Rộng x Cao)/1000
Kích thước bể bạn đổi ra cm để tính số lít
Ví dụ: Bể thủy sinh của bạn có kích thước 90x45x45 -> Lượng nước trong bể là 90x45x45/1000 = 182L
Bể càng lớn thì lọc cần phải mạnh thì mới đủ lưu lượng nước luân chuyển.
Có 1 quy tắc ngầm trong giới thủy sinh trong việc chọn lọc là Lấy số lít nhân với 3 ~5 lần thì sẽ ra công suất lọc cần dùng.
Ex: Bể 90cm (182L) thì sẽ cần tới lọc có công suất khoảng 900L/h Tương đương với các con lọc như : Sunsun Hw 702A (1000L/h) Nhưng trên thực tế con số trên lọc TQ có thể chưa chính xác công suất của nó chỉ tầm 80~90% với thông số thôi. Vì thông số là ở điều kiện lý tưởng, bạn phải trừ hao. lúc này thì những con lọc như Atman DF1000 hay FKSC CP 1200….
NHƯNG đấy chỉ là công suất áp dụng cho bể trống & lọc ko có vật liệu lọc cũng như phụ kiện đi kèm…. Chúng ta còn phải tính đến:
Phân nền & Layout khi chọn lọc thùng
Ở VÍ DỤ TRÊN CHÚNG TA CHỈ TÍNH Ở BỂ TRỐNG. 90X45X45 SẼ CHO RA 182L. NHƯNG THỰC TẾ KHI CHƠI THỦY SINH BỂ CHÚNG TA CÒN CÓ CẢ LAYOUT & PHÂN NỀN. VỚI TỪNG PHONG CÁCH KHÁC NHAU THÌ LẠI CHO RA SỰ CHÊNH LỆCH THỂ TÍCH KHÁC NHAU: VÍ DỤ NHƯ BỂ HÀ LAN, THÌ PHÂN NỀN CAO & NHIỀU, ÍT HOẶC KHÔNG CÓ LAYOUT. NGƯỢC LẠI VỚI PHONG CÁCH NATURE: ÍT PHÂN NỀN NHƯNG LAYOUT NHIỀU. ( HÌNH MINH HỌA BÊN DƯỚI)
Khi đó, Thể tích bể sẽ chỉ còn không còn 182L nữa, mà chỉ còn ít hơn. (Ví dụ khoảng 140 ~160L) –> Công suất lọc có thể giảm bớt.
NHƯNG ( LẠI NHƯNG) các yếu tố sau lại khiến bạn phải tăng công suất lọc:
Ơ, CÓ LIÊN QUAN GÌ KO? CHẮC CHẮN LÀ CÓ, VÌ BƠM CHỈ MAX CÔNG SUẤT KHI BÊN TRONG TOÀN LÀ NƯỚC ÊI, CHỨ BÊN TRONG CÓ VẬT LIỆU LỌC SẼ KHIẾN DÒNG NƯỚC LUÂN CHUYỂN TỪ IN -> OUT CHẬM HƠN ->BƠM SẼ KÉO NƯỚC CHẬM HƠN. VÍ DỤ RÕ RỆT NHẤT LÀ BẠN ĐỔ FULL MATRIX VÀO LỌC THÙNG SẼ THẤY NÓ KÉO NƯỚC CHẬM HƠN RẤT NHIỀU SO VỚI KHI TRONG LỌC KHÔNG CÓ GÌ HOẶC CHỈ CÓ MÌNH BÔNG LỌC -> CẦN LỌC THÙNG CÓ CÔNG SUẤT CAO ĐỂ KÉO NƯỚC BÙ LẠI.
Sử dụng trộn Trộn Co2: Plant Care, trộn cánh quạt,… & trộn Purigen
Ở đây là bộ trộn nhé. ko phải cho túi purigen vào là lọc chậm đâu.
Những bộ trộn này ít nhiều cũng làm cho nước luân chuyển chậm hơn, tùy vào từng loại trộn. -> Cần công suất cao để kéo nước bù lại.
Các yếu tố phụ:
Loại cá bạn nuôi, Số lượng cá bạn nuôi, Loại thức ăn bạn cho cá ăn, Tần suất cho cá ăn, Tần suất thay nước, ….
Càng nhiều cá, cho ăn càng nhiều thì nước càng mau bẩn, nước mau bẩn thì cần lọc nhiều -> Cần lọc nhiều thì công suất lọc phải cao để trả lại sự trong lành của nước.
Với những yếu tố trên, chúng ta ít nhiều cũng nắm được tại sao phải sử dụng lọc thùng có công suất tốt ( Nhưng đừng quá mạnh so với bể)
Chốt: Bể 90x45x45 phù hợp với các loại lọc …
Lọc thùng FKSC CP1400
Lọc thùng Atman DF1300
Sunsun HW 3000
Sunsun HW 704A
EHEIM PROFESSIONEL 4+ 350
Lọc thùng chế Trừ Hồ Model 16828AP
Lọc thùng chế Nấm Aquatool ( Lọc chế gấu bố) Fi168 – Bơm 28W