Mệnh Tuyền Trung Thủy sinh năm nào hợp tuổi nào

Mệnh Tuyền Trung Thủy sinh năm nào hợp tuổi nào. Mệnh Tuyền Trung Thủy là gì? Người có mệnh Tuyền Trung Thủy sinh năm bao nhiêu? Mạng Tuyền Trung Thủy hợp với tuổi gì, màu sắc gì, mệnh nào và khắc mệnh gì?

Mệnh Tuyền Trung Thủy sinh năm nào hợp tuổi nào

Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.

Hành Thủy có 6 nạp âm chia như sau: Thiên Hà Thủy, Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Đại Hải Thủy, Trường Lưu Thủy, Đại Khê Thủy. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mệnh Tuyền Trung Thủy là gì?

1. Mệnh Tuyền Trung Thủy là gì?

Tuyền Trung Thủy được giải nghĩa theo cách chiết tự thì “tuyền” nghĩ à con suối, “trung” là ở giữa, “thủy” là nước. Hiểu đơn giản, tuyền trung thủy nghĩa là dòng nước suối mát lành, trong sạch.

2. Người mệnh Tuyền Trung Thủy sinh năm nào?

Những người sinh năm Giáp Thân (1885, 1944, 2004, 1065) và những người sinh năm Ất Dậu (1886, 1945, 2005. 2067) là những người có nạp âm là Tuyền Trung Thủy.

Những người thuộc mệnh này đều có tính cách khá hào phóng, thoải mái, thích đối xử tốt với mọi người. Cuộc đời dù không quá giàu có, có của ăn của để thì cũng đầy đủ, không bao giờ sợ thiếu tiền.

3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Tuyền Trung Thủy

Tính cách của người mệnh Tuyền Trung Thủy

Tính cách của những người mệnh Tuyền Trung Thủy cũng không kém phần khó đoán, phức tạp. Do bản chất nổi bật của Thủy là hiền hòa, trầm lắng, mà Tuyền Trung Thủy lại là dòng chảy không ngừng nên cho dù bình thường, họ tỏ ra mình là một người lặng lẽ, không thích tranh với đời nhưng nội tâm luôn không ngừng biến động.

Họ hay lo toan, suy nghĩ, có tác phong làm việc cẩn thận nhưng cũng không kém phần linh hoạt, tinh tế, bởi bản chất của nước là hay thay đổi.

Bản mệnh nói chung là người trí tuệ, có nhiều người học rộng, hiểu nhiều nhưng cũng chính vì có nhiều kiến thức mà đâm ra suy nghĩ, đắn đo nhiều, hay do dự trước khi đưa ra quyết định, chính vì thế mà họ có thể sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội.

Con suối chảy róc rách là nguồn sống cho rất nhiều loài động, thực vật ở xung quanh, vì thế, người mệnh này cũng có tính tình vô tư, không hay so đo, tính toán, có tấm lòng nhân hậu, thích giúp đỡ người khác mà không cần đền đáp.

Tuy nhiên, người mệnh này cần xác định rõ mục tiêu của cuộc đời mình, tránh vướng vào những tật xấu như cờ bạc, tửu sắc… nếu không sẽ có một cuộc đời vất vả, lận đận.

Công danh, sự nghiệp của người mệnh Tuyền Trung Thủy

Người mệnh này có đầu óc minh mẫn, trí tuệ nên thích hợp làm những công việc mang tính chất nghiên cứu, học thuật chuyên sâu như giáo sư, luật sư, văn nghệ sĩ, nhà phê bình…

Nếu có lòng yêu thích các lĩnh vực kinh doanh, tài chính có thể thử sức trong các lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, đá quý, các ngành nghề về cơ khí, kĩ thuật…

Đa số người tuổi này không ham tiền bạc, dù có làm giàu cũng không thiên về tích lũy mà thường dùng để giúp đỡ mọi người. Tính cách này khiến họ được nhiều người yêu quý, đồng thời họ cũng không bao giờ lo đến tiền bạc.

Người mệnh Tuyền Trung Thủy đều khá giàu có, nếu không thì cũng sung túc, có của ăn của để. Chỉ một số ít người có cuộc sống vất vả, chi tiêu tốn kém do mải mê chơi bời, cờ bạc.

Tình duyên của người cung mệnh Tuyền Trung Thủy

Cả những người sinh năm Giáp Thân và Ất Dậu đều có số đào hoa. Nhờ sự tài hoa, tốt bụng, giao tiếp rộng rãi của mình mà họ có cơ hội được làm quen với rất nhiều đối tượng khác nhau.

Xung quanh họ lúc nào cũng không thiếu những đối tượng khác giới, thế nên từ khi còn trẻ tuổi, họ đã trải qua rất nhiều mối tình. Nhờ sự đa tình, lãng mạn mà con đường tình duyên của họ càng thêm rực rỡ.

Tuy nhiên, người tuổi này cần biết giữ mình, không nên chơi bời phóng đãng quá mức, ảnh hưởng đến sự nghiệp, dễ vướng vào những mối quan hệ phức tạp, thị phi.

4. Mệnh Tuyền Trung Thủy hợp màu gì, đi xe màu gì?

Khi chọn mua xe hay trang trí nội thất trong nhà, bản mệnh nên lưu ý vấn đề màu sắc hợp và khắc với mệnh của mình.

– Nam mệnh Giáp Thân sinh năm 2004

Nam mệnh sinh năm 2004 thuộc cung Khôn, hành Thổ nên dùng các màu tương sinh như Đỏ, Cam, Hồng, Tím, đây là màu thuộc hành Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ; dùng các màu tương hợp của hành Thổ như Vàng, Nâu; và dùng màu thuộc hành Thủy như Xanh nước biển, Đen (Thổ chế ngự được Thủy).

Kỵ các màu màu thuộc hành mộc là Xanh lá cây, xanh lục; không nên dùng màu thuộc hành Kim như Trắng, Ghi vì Thổ sinh Kim, mệnh cung dễ bị giảm đi năng lượng, sinh xuất.

– Nữ mệnh Giáp Thân sinh năm 2004

Nữ mệnh sinh năm 2004 thuộc cung Khảm, hành Thủy nên dùng các màu tương sinh như Trắng, Bạc…, đây là màu thuộc hành Kim, mà Kim sinh Thủy; dùng các màu tương hợp của hành Thủy như Xanh nước biển, Đen; và dùng màu thuộc hành Thủy như Đỏ, Cam, Hồng, Tím… (Thủy chế ngự được Hỏa).

Kỵ các màu màu thuộc hành Thổ là Vàng, Nâu…; không nên dùng màu thuộc hành Mộc như Xanh lá cây, Xanh lục vì Thủy sinh Mộc, mệnh cung dễ bị giảm đi năng lượng, sinh xuất.

– Nam mệnh Ất Dậu sinh năm 2005

Nam mệnh sinh năm 2005 thuộc cung Tốn, hành Mộc hợp với màu tương sinh thuộc hành Thủy là Đen, Xanh nước biển; màu tương hợp của hành Mộc là Xanh lá cây; màu nâu, vàng của hành Thổ vì Mộc chế ngự được Thổ.

Kỵ các màu thuộc hành Kim là Trắng, Xám, Ghi vì Kim khắc Mộc; không nên dùng màu thuộc hành Hỏa như Đỏ, Hồng, Tím vì sẽ bị sinh xuất, giảm năng lượng.

– Nữ mệnh Ất Dậu sinh năm 2005

Nữ mệnh sinh năm 2005 thuộc cung Khôn, hành Thổ nên dùng các màu tương sinh như Đỏ, Cam, Hồng, Tím, đây là màu thuộc hành Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ; dùng các màu tương hợp của hành Thổ như Vàng, Nâu; và dùng màu thuộc hành Thủy như Xanh nước biển, Đen (Thổ chế ngự được Thủy).

Kỵ các màu thuộc hành mộc là Xanh lá cây, xanh lục; không nên dùng màu thuộc hành Kim như Trắng, Ghi vì Thổ sinh Kim, mệnh cung dễ bị giảm đi năng lượng, sinh xuất.

5. Mệnh Tuyền Trung Thủy hợp – khắc với mệnh nào?

Người mệnh này nên lựa chọn những người có ngũ hành nạp âm phù hợp với mình để sự nghiệp, tài lộc phát triển thuận lợi, gặp được nhiều chuyện may mắn. Vợ chồng tâm đầu ý hợp cũng sẽ cùng bạn xây dựng một mái nhà tràn đầy tình thương.

a. Mệnh Tuyền Trung Thủy (tuổi Giáp Thân, Ất Dậu) với mệnh Kim:

+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)

Tuyền Trung Thủy và Hải Trung Kim: Trong thực tế thiên sơn vạn thủy, trăm núi ngàn khe đều đổ ra biển lớn. Tuyền Trung Thủy mang theo nguồn kim loại bồi đắp cho đại dương từ thuở vũ trụ mới hình thành vì thế mới có Hải Trung Kim và biển mặn, sự phối hợp của hai nạp âm này tương đắc, cát lợi.

+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)

Tuyền Trung Thủy và Bạch Lạp Kim: Vàng nóng chảy là dạng kim loại trong quá trình nung đúc, nhiệt hóa để thành tinh khiết nên gặp nước suối sẽ hỏng mất quá trình luyện kim, tạo nên sản phẩm hư hỏng, không có giá trị trong sử dụng.

+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)

Tuyền Trung Thủy và Sa Trung Kim: Vàng bạc hay kim loại tiền ẩn trong cát vốn không có giá trị sử dụng, nhờ có nước suối bào mòn nên nó được hiển lộ và mang về dùng vào mục đích kinh tế, nhiều con suối có vàng người ta đãi cát tìm vàng hoặc chắt lọc Ti tan là một loại kim loại hiếm, bởi vậy sự kết hợp này cát lợi. Xét về bản chất Kim cần minh, nghĩa là Kim phải sáng sủa không bị lẫn tạp chất hoen ố, Truyền Trung Thủy bào mòn thanh lọc cho Sa Trung Kim trở nên quý giá hơn. Giống như cách “Thạch Trung ẩn ngọc” trong Tử vi đẩu số vậy.

+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)

Tuyền Trung Thủy và Kiếm Phong Kim: Gươm mài bóng nguyệt là cách nói ví von. Thực ra ở những con suối có loại đá mài sắt thép sắc bén vô cùng, lại được nước suối thau rửa thì còn gì bằng. Long Tuyền là tên một loại gươm nổi tiếng được mài ở suối Long nên đương nhiên sự gặp gỡ này đại cát.

+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)

Tuyền Trung Thủy và Thoa Xuyến Kim: Kim – Thủy về lý thì tương sinh, trong thực tế Kim cần sáng sủa, có nước suối thau rửa khỏi bụi bặm, ố mờ thì giá trị càng cao.

+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)

Tuyền Trung Thủy và Kim Bạch Kim: Vàng thành khối, thành thỏi dung nước suối để thau rửa càng đẹp, càng sáng. Hơn nữa Kim – Thủy tương sinh nên về lý thuyết và thực tiễn ta đều thấy hai nạp âm này kết hợn sẽ đều cát lợi.

b. Mệnh Tuyền Trung Thủy (tuổi Giáp Thân, Ất Dậu) với mệnh Mộc:

+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)

Tuyền Trung Thủy và Đại Lâm Mộc: Nước suối cung cấp nguồn sinh cho muôn loại. Nhờ nguồn nước này mà muôn loài sinh tồn. Nên sự hội hợp này hoàn hảo tuyệt vời.

+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)

Tuyền Trung Thủy và Dương Liễu Mộc: Thân cây dương liễu dù lớn nhưng cành lá mềm dẻo, uyển chuyển, nó rất cần nước suối làm nguồn sinh, nếu không có nguồn sinh tất khô héo, tàn rũ. Sự kết hợp giữa Tuyền Trung Thủy và Dương liễu Mộc cát lợi, Tuyền Trung Thủy tuy hao hụt về nguyên khí nhưng bản chất nuôi dưỡng vạn vật của nó là như vậy, Dương Liễu Mộc đắc lợi vì có nguồn sinh.

+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)

Tuyền Trung Thủy và Tùng Bách Mộc: Tùng Bách Mộc là những cây cổ thụ, nên nguồn nước và chất dinh dưỡng nó cần rất là nhiều vì thế Tuyền Trung Thủy cung cấp một nguồn nước dồi dào khiến cây ngày một tươi tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, trong mối quan hệ này Tùng Bách Mộc gặp lợi to.

+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)

Tuyền Trung Thủy và Bình Địa Mộc: Các loại cây ở đòng bằng vốn thân mềm, sức chịu đựng kém, nên cần có nguồn nước để sinh trưởng. Nếu không có sự cung cấp tiếp ứng đều đặn của nước suối thì đừng nói đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ xanh tươi mà nó giống quang cảnh của hoang mạc, bán hoang mạc cằn cỗi, xác xơ như vùng Trung Đông vậy.

+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)

Tuyền Trung Thủy và Tang Đố Mộc: Trong hợp phối hợp này Tang Đố Mộc cát lợi vì có dòng nước trong mát, ngọt lành tưới tắm nên tươi tốt, vươn lên không ngừng.

+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)

Tuyền Trung Thủy và Thạch Lựu Mộc: Thủy – Mộc tương sinh, cây thạch lựu thân cứng rắn nhưng không có nước tất khô héo, vì vậy hai nạp âm này gặp nhau sẽ cát lợi, bản thân nước suối có ích lợi mà thạch lựu cũng sẽ được nhờ, chịu ơn.

c. Mệnh Tuyền Trung Thủy (tuổi Giáp Thân, Ất Dậu) với mệnh Thủy:

+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)

Tuyền Trung Thủy và Giản Hạ Thủy: Giản Hạ Thủy là mạch nước ngầm, nước suối không có những mạch ngầm bồi đắp thì không duy trì được nguồn chảy, sẽ bị khô kiệt, ngoài ra nước suối chảy một phần ngấm xuống trở về nguồn mạch. Nên sự phối hợp này tạo nên một vòng tuần hòa khép kín chặt chẽ, nên cát lợi vô cùng.

+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)

Tuyền Trung Thủy và Tuyền Trung Thủy: Hai nạp âm cùng nhau sẽ hợp lực tạo nên sự mạnh mẽ, dòng nước mạnh hơn, vượt qua mọi chướng ngại, ghềnh thác. Nên sự kết hợp màu cát lợi, đi đến thành công.

+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)

Tuyền Trung Thủy và Trường Lưu Thủy: Nước lớn của những con sông do nhiều suối nhỏ bồi đắp tạo thành, nên quan hệ tương hòa của hai nạp âm này cát lợi. Trường Lưu Thủy nhờ có nước suối nguồn nên trở thành mạnh mẽ, dồi dào, dài tới vô tận, vô biên.

+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)

Tuyền Trung Thủy và Thiên Hà Thủy: Nước mưa, hơi nước hay những đám mây do hơi nước bốc lên trong đó có Tuyền Trung Thủy, bạn hãy đọc truyện cuộc phiêu lưu của ba giọt nước sẽ thấy rõ mối quan hệ này. Dù là quan hệ tương hòa nhưng Thiên Hà Thủy sẽ lợi, Tuyền Trung Thủy sẽ hại ví bốc hơi sẽ vơi cạn, mà nước suối cần trong, mưa gió khiến nó vẩn đục, thậm chí có thể gây ra lũ lụt.

+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)

Tuyền Trung Thủy và Đại Khê Thủy: Suối lớn do suối nhỏ hội hợp dồn nước mà thành, nên giữa Đại Khê Thủy và Tuyền Trung Thủy tạo nên mối quan hệ tương hòa, hỗ trợ đắc cách, cát lợi vô cùng.

+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)

Tuyền Trung Thủy và Đại Hải Thủy: Tử vi đẩu số có cách “chúng thủy triều đông” nghĩa là trăm con sông đều đổ về biển lớn. Biển vì có những chi lưu, phụ lưu của sông suối mà mênh mông vô tận, nên mối quan hệ gốc ngọn này cát lợi vô cùng.

d. Mệnh Tuyền Trung Thủy (tuổi Giáp Thân, Ất Dậu) với mệnh Hỏa:

+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hoả (Lửa trong Lò)

Tuyền Trung Thủy và Lư Trung Hỏa: Sự phối hợp này tạo nên điều không tốt. Bạn hãy thử đổ nước vào đám cháy và lò than kết quả ra sao chắc bạn sẽ rõ.

+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)

Tuyền Trung Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Nước luôn có khả năng dập tắt sự cháy. Những người đi đốt nương họ luôn phải chọn thời điểm khô ráo mới tiến hành công việc được. Khi mà cây cối còn ẩm ướt, gặp thời tiết mưa gió sẽ không ai đi đốt nương cả. Người ta sử dụng nước suối để dập lửa trong trường hợp cháy rừng. Tuy nhiên, đây là trường hợp đặc biệt. Về bản chất thì Tuyền Trung Thủy khắc Sơn Đầu Hỏa, và hợp phối này không mang lại kết quả tốt đẹp.

+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)

Tuyền Trung Thủy và Sơn Hạ Hỏa: Thủy Hỏa tương khắc, nên mối quan hệ này không được như ý, phần thua thiệt thuộc về kẻ yếu, mà lửa gặp nước kết quả ra sao thì ai cũng hiểu rõ điều này.

+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)

Tuyền Trung Thủy và Phúc Đăng Hỏa: Có câu: Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng, Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn? Trước gió đèn tắt, gặp nước thì còn nguy hiểm hơn, thậm chí bạn muốn thắp lại cũng không thể được nữa. Trong sự kết hợp này Phúc Đăng Hỏa thua thiệt nặng nề.

+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)

Tuyền Trung Thủy và Thiên Thượng Hỏa: Ánh sáng mặt trời làm cho dòng suối lấp lánh như dát vàng, nhìn thì thơ mộng, tươi đẹp nhưng xét về thực tiễn thì sự hội hợp này không cát lợi, vì nó khiến nước suối bay hơi, hao hụt, có những năm hạn hán, mặt trời gay gắt, nước suối cạn khô, mọi sinh vật đều khổ sở, cuộc sống con người vất vả vì thiếu nước.

+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)

Tuyền Trung Thủy và Tích Lịch Hỏa: Lửa sấm sét gây mưa, mưa lớn khiến nước dâng, vẩn đục và thậm chí lũ quét, lũ ống và sạt lở. Nên Tích Lịch Hỏa không những không cát lợi mà còn gây hại cho nước suối, trong thực tế những người mềm mỏng, thông tuệ, tinh tế luôn không ưa những kẻ nóng nảy, thiên lôi, vũ phu.

e. Mệnh Tuyền Trung Thủy (tuổi Giáp Thân, Ất Dậu) với mệnh Thổ:

+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)

Tuyền Trung Thủy và Lộ Bàng Thổ: Đường đi cần khô ráo vững chắc nếu có nước tất lầy lội, bùn đất trơn nhầy như mỡ, ổ gà , ổ voi gồ ghề. Bạn hãy theo dõi phóng sự về các trận lũ quét thì sẽ hình dung ra mối quan hệ giữa hai nạp âm này.
+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)

Tuyền Trung Thủy và Thành Đầu Thổ: Đất tường thành vững bền, kiên cố nếu phối hợp với nước suối thì bất lợi vô cùng, nhẹ thì nước suối vẩn đục, nặng thì tắt nghẽn, cạn khô, hoặc thành một vũng nước tù động. Bởi thế, nên hai nạp âm này kết hợp sẽ hình khắc rất mạnh.

+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)

Tuyền Trung Thủy và Bích Thượng Thổ: Đất tường nhà gặp nước suối thì mềm ỉu, bở mục, nước suối gặp đất vách nhà khô hạn đã lâu thì nước bị hút mạnh, rồi vẩn đục, bẩn thỉu.

+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)

Tuyền Trung Thủy và Ốc Thượng Thổ: Đất trên nóc nhà vốn là ngói lợp, hai nạp âm này không có sự tương tác, chỉ hình khắc nhau vì thuộc tính Thủy – Thổ. Bản thân nạp âm này cũng có nhiều tài liệu ghi chép không thống nhất.

+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)

Tuyền Trung Thủy và Đại Trạch Thổ: Đất đai ở cồn bão lớn, cần nguồn nước mới có cây cối tốt tươi, sơn thủy hữu tình, sinh lợi ích cho con người. Trường hợp này khiến Đại Dịch Thổ cát lợi, con Truyền Trung Thủy thì không, thậm chí trong thực tế có nhiều bãi bồi lấp hẳn dòng chảy, khiến nước suối tắc nghẽn, tù đọng hoặc khô hạn.

+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)

Tuyền Trung Thủy và Sa Trung Thổ: Dòng nước cuốn trôi vật chất nhẹ, nên so với đất pha cát chắc chắn gây ra hậu quả cuốn trôi, sụp lở.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản mệnh Tuyền Trung Thủy ( Nước suối trong) về năm sinh người mang mệnh Tuyền Trung Thủy là Giáp Thân và Ất Dậu. Bạn có thể biết được mệnh, mạng Tuyền Trung Thủy hợp với những gì để lựa chọn thích hợp.

Nguồn tổng hợp.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Điểm danh những loài cá thủy sinh siêu đẹp, hot nhất trên Blog Cá Cảnh Mini:

Tất cả các dòng cá bảy màu đắt nhất thế giới

Phát hiện cá bảy màu sắp đẻ

Những bệnh thường gặp ở cá bảy màu và cách chữa trị

Danh sách 22 loài Cá Thủy Sinh đẹp giá rẻ dễ nuôi

Cách nuôi cá cánh buồm dạ quang vừa đẹp vừa khỏe

Cá Lóc Nữ Hoàng đẹp đến cỡ nào

Chuyên Mục: mệnh số
Bài trước
Nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm là điềm báo gì
Bài sau
Mệnh Giản Hạ Thủy sinh năm nào hợp tuổi gì