Lễ Phật đản năm 2022 là ngày nào Đại lễ Vesak 2022 tổ chức ở đâu

Lễ Phật đản năm 2022 là ngày nào Đại lễ Vesak 2022 tổ chức ở đâu. Đại lễ Phật đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn của đạo Phật. Năm 2022 này Đại lễ Phật đản Vesak sẽ được tổ chức ở Việt Nam. Bạn đã biết lễ Phật đản 2022 là ngày nào chưa?

Tại sao lại có ngày lễ Phật Đản?

Ngày Phật Đản hay Phật Đản sinh được biết tới là ngày xuất thế của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – người sáng tạo ra đạo Phật. Đức Phật là vốn là Thái tử con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mada, thuộc bộ tộc Thích Ca, nước Ấn Độ cổ đại. Ngài sinh vào ngày 8/4 âm lịch, trải qua quá trình ngộ đạo và tu hành khổ hạnh đã xuất thần thành Phật, giảng đạo khắp bốn phương, độ hóa chúng sinh, truyền bá Phật giáo rộng khắp.

Để tưởng nhớ công đức của Ngài, ngày 8/4 hàng năm trở thành ngày lễ Phật Đản hay Phật Đản sinh. Tới năm 1950, Phật giáo thế giới thống nhất lấy ngày 15/4 âm lịch là ngày lễ Phật Đản. Từ đây, tháng 4 âm lịch hàng năm trở thành tháng lễ Phật Đản sinh.

Từ năm 1999, Lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết Bàn).

Tháng lễ trở thành dịp để những tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới hướng về Đức Phật, tỏ lòng thành kính, gợi nhắc công lao to lớn của Ngài, đồng thời nhất tâm hướng thiện, thanh tỉnh bản thân, tu hành Phật pháp, tiến tới chân – thiện – mĩ của đời người. Lễ Phật đản năm 2022 là ngày nào Đại lễ Vesak 2022 tổ chức ở đâu

Vào ngày lễ Phật Đản, các phật tử ăn chay niệm Phật, không sát sinh, bày biện lại ban thờ Phật, tới chùa phụ giúp công quả và tham gia lễ tắm Phật – một nghi thức quan trọng trong ngày lễ Phật Đản. Nghi thức này tái hiện lại truyền thuyết khi Đức Phật ra đời có 9 rồng xuất hiện phun nước nóng lạnh tắm cho Ngài. Ngoài ra, nhiều tổ chức Phật giáo còn tổ chức phóng sinh, giảng đạo hay các khóa tu để thiện nam tín nữ cùng tham gia, nâng cao ý thức ngộ đạo.

Lễ Phật đản năm 2022 là ngày nào?

Tương truyền, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là người trong vương tộc Thích Ca, mang họ Cồ Đàm, hay còn gọi là Thái tử Tất Đạt Đa. Ngài đã từ bỏ cuộc sống vương quyền xa hoa để theo đuổi con đường thành đạo.

Theo ghi chép của kinh Phật thì ngày 15/4 âm lịch hàng năm chính là ngày lễ Phật đản, chính là ngày kỷ niệm Đức Phật ra đời. Theo Lịch vạn niên, Lễ Phật đản 2019 là ngày 19/5 dương lịch, tức ngày rằm tháng 4 năm Kỷ Hợi.

Ý nghĩa lễ Phật đản

Tại đại lễ Phật đản, Phật sẽ được vinh danh Tam bảo, bao gồm: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng). Toàn thể quý Phật tử thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, nghe kinh phật, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Lễ Phật đản năm 2022 là ngày Hoàng đạo, ngày tốt

Các khung giờ hoàng đạo trong ngày mà mọi người có thể lựa chọn để làm việc lớn cho thuận lợi là: Canh Dần (3h-5h): Tư Mệnh, Nhâm Thìn (7h-9h): Thanh Long, Quý Tị (9h-11h): Minh Đường, Bính Thân (15h-17h): Kim Quỹ, Đinh Dậu (17h-19h): Bảo Quang, Kỷ Hợi (21h-23h): Ngọc Đường.

Hướng Tây Nam là hướng của Hỷ thần, còn hướng của Tài thần là hướng Đông. Các bạn có thể lựa chọn hướng xuất hành trong ngày của mình theo 2 hướng này.

Người tuổi Mậu Tuất, Nhâm Tuất, Nhâm Ngọ, Nhâm Thìn, Nhâm Tý bị xung ngày nên khó được như ý, dễ gặp phải xui xẻo trong ngày Phật đản năm 2022.

Đại lễ Phật đản Vesak 2022 được tổ chức ngày nào, ở đâu?

Lễ Phật đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn của đạo Phật, gồm có lễ Vu Lan, lễ Thành đạo và lễ Phật đản. Đại lễ Phật Đản Vesak còn được gọi là lễ Tam hợp, bởi đây không chỉ là ngày kỷ niệm Đức Phật ra đời mà còn là kỷ niệm 2 sự kiện quan trọng khác trong cuộc đời Đức Phật: Lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn.

Theo thông tin mới nhất, Việt Nam được vinh danh trở thành nước đại diện đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2022. Dự kiến ngày này sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14/5/2022. Trụ sở đặt tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.

Ngày lễ lớn này dự kiến thu hút hơn 10.000 Phật tử khắp nơi tề tựu, sum họp cùng toàn thể người dân Việt Nam hướng về Phật pháp. Đại lễ dự kiến tổ chức lễ đón rước trang nghiêm cho hơn 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, nhà nghiên cứu, học giả… đến từ gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đây là dịp để các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam giao lưu, gặp gỡ với các nhà chức sắc nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để truyền bá thông điệp của đức Phật cho nhân loại về hòa bình, tiến bộ và phát triển. Chủ để chính được tập trung thảo luận trong đại lễ bao gồm: Sự lãnh đạo có chánh niệm và xã hội bền vững; cách tiếp cận của Phật giáo liên hệ giáo dục toàn cầu về đạo đức; cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe, xã hội bền vững; cách mạng công nghiệp 4.0 và Phật giáo…

Đại lễ Vesak năm 2022 được coi là sự kiện mang tính chất ngoại giao quan trọng. Đây là dịp lễ lớn, góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế; khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam với các hoạt động của Liên hợp Quốc trên tất cả các lĩnh vực. Nhân cơ hội này, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sẽ được quảng bá ra bên ngoài bằng hình ảnh văn minh hơn, tiến bộ hơn và giàu lòng nhân ái hơn, đặc biệt là chứng minh cho cộng đồng Phật giáo thế giới sự phát triển không ngừng của Phật giáo Việt Nam trong suốt hơn 2.000 năm qua.

Lễ Phật Đản sắp tới, Phật tử chớ quên làm những điều này

1. Tự răn mình luôn làm điều phúc thiện

Cùng với lễ Vu Lan, lễ Thành Đạo thì lễ Phật Đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật, là ngày được các Phật tử trên khắp thế giới thành tâm kính ngưỡng về chư Phật. Đại Lễ Phật Đản cũng được coi là 1 hoạt động sinh hoạt tâm linh mang tính ổn định của Hội Phật giáo Việt Nam với tinh thần xuyên suốt từ Trung Ương đến các địa phương.

Trong ngày này, các Phật tử tự nhắc mình phải làm điều phúc thiện, không phải vì mong chờ phúc báo mà làm vì tâm mình mách bảo.

Phật tử có thể đến chùa làm công quả, nghe giảng đạo về thuyết cuộc sống, cũng có thể dành thời gian, tiền bạc và công sức để tham gia công tác xã hội, bảo vệ môi trường hay làm từ thiện, tặng quà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Làm phúc sẽ thể hiện được lòng từ bi mà Đức Phật luôn răn dạy, là một trong những việc ý nghĩa nhất để cúng dường lên chư Phật.

2. Không sát sinh trong ngày lễ Phật Đản

Phật giáo nhà Phật đưa ra 5 giới luật và yêu cầu các Phật tử phải tuân theo, trong đó không sát sinh là giới luật đầu tiên trong ngũ giới. Vào ngày Phật Đản, các Phật tử cũng không nên sát sinh, tốt nhất nên ăn chay cầu phúc, tránh họa Nhân Quả báo ứng.

Bên cạnh đó, Phật tử cũng có thể tổ chức phóng sinh, thả chim, thả cá tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho muôn loài. Hoạt động phóng sinh có thể tổ chức tự phát hoặc tham gia cùng với nhà chùa, quan trọng nhất là phóng sinh phải xuất phát từ tâm.

3. Giữ tâm trong sáng, hướng thiện

Đạo đức Phật giáo có thể giúp con người hướng thiện. Giáo lý nhà Phật đề cao triết lý từ bi, hỷ xả, khuyết khích con người giữ tâm trong sáng, hướng thiện, Phật giáo đã đi vào lòng người, thúc đẩy con người ta hoàn thiện nhân cách đạo đức con người, hướng tới xã hội bác ái.

Trong ngày Phật Đản, các Phật tử càng phải nhớ giữ tâm mình sáng trong, luôn hướng về cái thiện. Nghi thức tắm Phật cũng là thời điểm để Phật tử phải giữ tâm thanh tịnh, để dòng nước tinh khiết gột rửa mọi suy nghĩ, lời nói tội lỗi. Lễ Phật đản năm 2022 là ngày nào Đại lễ Vesak 2022 tổ chức ở đâu

Sau nghi lễ tắm Phật, các Phật tử cũng thường chia nhau nước tắm Phật hoặc dùng nước đó vẩy lên người khác, lòng tâm niệm điều đó sẽ mang lại bình an, sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Nghi lễ tắm Phật trong ngày Phật Đản ngoài mục đích kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh thì còn mang ý nghĩa sâu sắc, giúp con người ta tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh “ ba nghiệp thân khẩu ý” của con người.

Mỗi người nếu có thể bớt đi lòng đố kị, kiêu căng, sân hận và ích kỷ, lại sống chan hòa, bao dung hơn với mọi người thì cuộc sống tất sẽ bình an và hạnh phúc hơn nhiều.

4. Ứng dụng Phật pháp trong đời sống hàng ngày

Bên cạnh việc cúng dường Tam Bảo, trong ngày lễ Phật Đản cũng như những ngày bình thường khác, Phật tử cũng cần phải ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hàng ngày của chính mình. Đừng chỉ nghĩ đến bản thân mà phải nghĩ tới cha mẹ, ông bà, con cháu, giúp mọi người cùng hướng thiện, cùng tu tập hạnh giải thoát.

Nghe giáo lý Phật pháp mà sửa đổi bản thân, bớt thói đố kị, kiêu căng, sân hận, cố gắng sống tốt đời đẹp đạo, lại truyền giảng những giáo lý tốt đẹp cho mọi người xung quanh để tất cả được bình an, hạnh phúc.

Nếu chỉ trong ngày Đại lễ Phật Đản chúng ta mới thấy vui rồi lại bị những nỗi buồn lo, được mất cuốn đi thì chưa phải biết ơn và đền ơn Phật. Đã là người con của Phật thì không riêng gì ngày Phật Đản mà bất cứ ngày nào cũng đều nên tâm niệm: Không sát sinh, làm việc thiện, chăm phóng sinh, gạt bỏ tham sân si, sống một đời yên an.

Tổng hợp cá loài cá cảnh đẹp được săn lùng nhất hiện nay, xem trên Blog Cá Cảnh Mini:

Hướng dẫn nuôi cá chép Nam Dương khỏe đẹp

Đại gia làm hồ cá Koi bằng 100 tấn đá bán quý

Các loại thức ăn cho cá Koi giàu dinh dưỡng

Top 10 loài cá cảnh nhỏ dễ nuôi siêu đẹp

Danh sách 22 loài Cá Thủy Sinh đẹp giá rẻ dễ nuôi

Những loài cá có biệt tài săn mồi trên cạn độc đáo

Chuyên Mục: mệnh số
Bài trước
Mệnh Giản Hạ Thủy sinh năm nào hợp tuổi gì
Bài sau
Xem bói nốt ruồi ở ngực đàn ông và phụ nữ tốt hay xấu