Top 10 những món ăn đặc trưng ngày Tết Nguyên Đán

(Cá Cảnh Mini) – Top 10 những món ăn đặc trưng ngày Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh tét, thịt kho Tàu, canh khổ qua, củ kiệu tôm khô, gà luộc, giò chả, lạp xưởng, thịt đông, hạt dưa, mứt… Đều là những món ăn ngon, đặc trưng và không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán.

Top 10 những món ăn đặc trưng ngày Tết Nguyên Đán

1. Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết. Giống như linh hồn của mâm cơm ngày tết vì chất liệu của bánh chưng là tinh hoa của trời đất. Bánh được làm từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh, vì vậy đặc điểm đặc trưng của loại bánh này là hương vị thơm ngon, đậm đà của dân tộc.

Một cặp bánh chưng xanh trong gói quà Tết có ý nghĩa mang lại sự thịnh vượng và may mắn trong năm mới.

2. Bánh tét

Món bánh tét ở miền Nam là một món ăn vô cùng đa dạng về cả màu sắc lẫn hương vị khác nhau. Với mỗi một loại bánh lại có nguyên liệu cùng tạo hình và nhiều màu sắc mới lạ. Bánh tét được gói bằng lá chuối kèm dây lạc quấn xung quanh. Bên trong lớp vỏ bánh tét làm từ gạo nếp là phần nhân từ đậu xanh, thịt heo, đậu đen… tùy thuộc vào mỗi loại bánh.

Bánh tét có nhiều loại khác nhau như bánh tét nhân chay hoặc nhân mặn, bánh tét lá dứa, bánh tét lá cẩm, bánh tét gấc… Sau khi luộc chín, người ta đem bánh ra cắt thành từng lát để thưởng thức cùng củ kiệu chua hoặc dưa món để tăng thêm hương vị…

3. Thịt kho Tàu

Thịt kho tàu là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết. Món ăn này thường được chế biến vào dịp Tết một phần vì sự tiện lợi. Có thể làm sẵn và để được khá lâu và tiện khi dùng bữa.

Thịt kho tàu hiểu đơn giản chính là thịt kho với hột vịt luộc và nước dừa. Tương tự như bánh Chưng bánh Dày/bánh Tét. Thịt kho hột vịt cũng mang trong mình triết lý phương Đông với hình vuông, tròn tượng trưng cho đất trời, cha mẹ.

4. Canh khổ qua

Theo quan niệm của dân gian thì trong ngày tết mà thưởng thức món canh khổ qua có ý nghĩa là mong muốn cho những khổ cực của năm cũ sẽ qua đi để chào đón sự may mắn, tốt đẹp trong năm mới sẽ tới.

Không chỉ đơn giản là mang ý nghĩa tốt lành mà món canh khổ qua này còn có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể con người một cách tốt nhất. Món canh này có nhiều tác dụng: giải nhiệt, chống ngán, giải mỡ,… Nếu được thưởng thức món canh này trong ngày tết với nhiều đồ ăn chứa đạm. Thì hẳn là một điều vô cùng tuyệt vời.

5. Củ kiệu tôm khô

Củ kiệu, dưa cải được các bà, các mẹ mua về để ngâm, phơi, chế biến thành các món được gọi chung là dưa món.

Với vị chua của dưa kiệu cùng vị thơm ngọt của tôm đất làm người ăn càng nhai càng cảm thấy bùi. Nếu ăn món ăn này cùng bánh tét sẽ là một món ăn ngon hết ý mà ai cũng phải thích mê.

6. Gà luộc

Thịt gà luộc – một món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhất là người miền Bắc. Thịt gà thường để cúng trong dịp lễ, rằm, điều dĩ nhiên, nó cũng xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết.

Vào dịp này, người ta sẽ luộc gà nguyên con và đoán vận mệnh qua chân gà luộc. Thịt gà ăn kèm với lá chanh, muối tiêu có mùi vị riêng biệt, không thể lẫn vào đâu được.

7. Giò chả

Với vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày Tết nên giò dường như là một trong những món ăn chắc chắn phải có. Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt.

Chả được sắc thành từng lát nhỏ chắm với muối tiêu chanh, tương ớt. Ăn kèm với rau thì còn gì tuyệt vời hơn. Bên cạnh đó bạn có thể chế biến chả lụa thành nhiều món ăn khác vô cùng ngon miệng.

8. Lạp xưởng

Theo quan niệm Á Đông, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn. Lạp xưởng bên cạnh có màu đỏ. Theo quan niệm của người Trung Hoa, lạp xưởng có kiểu dáng giống với một xâu bao tiền đỏ về mặt hình dáng. Nên được gọi là lạp xưởng thể hiện cho sự mong cầu một năm giàu sang, may mắn. Do đó lạp xưởng cũng trở thành một món đặc trưng trong món ngon ngày Tết.

Lạp xưởng có nguyên liệu chính là thịt sống cả mỡ cả nạc được xay nhuyễn hoặc thái mỏng. Sau đó người ta sẽ ướp tiêu, muối, tỏi, rượu, gia vị ướp xá xíu vào trong thịt rồi gói thật chặt.

9. Thịt đông

Nếu trong ngày Tết, các gia đình miền Nam chuộng món thịt kho tàu. Thì ngoài miền Bắc lại chuộng món thịt đông. Điều này xuất phát do điều kiện khí hậu có sự khác nhau của hai miền.

Trong năm mới, thông thường thời tiết miền Bắc lạnh, lý tưởng để làm món thịt đông, vừa để được lâu và lại mang hương vị ngon ngon, mềm mềm như thạch. Phần thịt trong như thạch biểu tượng cho sự an lành. Ngoài ra, sự hòa quyện, gắn kết giữa các nguyên liệu trong món thịt đông cũng như một lời chúc may mắn.

10. Mứt dừa, mứt gừng, hạt dưa

Một trong những ước mơ ngày Tết của người Việt là được quây quần, tề tựu sum vầy, hạnh phúc – đó cũng là ý nghĩa của món mứt dừa ngũ sắc. Mứt gừng lại mong ước về một cuộc sống gia đình đầm ấm, sung túc. Cả 2 món mứt với màu sắc sặc sỡ này luôn được ưu tiên xuất hiện trên khay mứt, thích hợp cho cả người già và trẻ nhỏ. Dùng cùng trà nóng, nước ngọt.

Hạt dưa với vỏ màu đỏ, cắn nghe vui tai chính là lý do nó xuất hiện trên khay mứt Tết. Người Việt Nam tin rằng. Sắc đỏ của Hạt dưa tượng trưng cho sự may mắn, niềm vui và tài lộc trong những ngày đầu năm.

Tổng hợp: AnAn

Nguồn Cacanhmini.com

Xem ngay Các tin tức hay và thú vị nhất  trên Cá Cảnh Mini:

Kinh nghiệm chăm sóc cá cảnh khi về quê ăn tết

Kinh nghiệm chống lạnh sưởi ấm cho cá cảnh vào mùa đông

Người mệnh Thủy nuôi cá gì hưng thịnh phú quý

Người mệnh Kim nuôi cá gì phúc lộc an khang

Người mệnh Hỏa nuôi cá gì hợp phong thủy nhiều may mắn

Người mệnh Thổ nuôi cá gì đem vận may vào nhà

Chuyên Mục: Ẩm thực
Bài trước
Tử vi tuổi Hợi năm 2022 cẩn thận kẻo tiền mất tật mang
Bài sau
Khách sạn nghỉ dưỡng dịp Tết cho cá cảnh