Cách nuôi và chăm sóc Rùa Lá Mata Mata

Cách nuôi và chăm sóc Rùa Lá Mata Mata. Rùa lá Mata Mata có nguồn gốc từ các khu vực sông Amazon và khu Orinoco Nam Mỹ. Loài này có tên khoa học là Chelus fimbriatus. Hình dạng của chúng trông giống như lá cây. Thức ăn chủ yếu là các loài cá nhỏ và các động vật giáp xác như tôm, cua, ốc… Trong bài viết dưới đây, Cacanhmini.com hướng dẫn bạn cách nuôi và chăm sóc Rùa Lá Mata Mata.

rua-la-mata-mata-2
Cách nuôi và chăm sóc Rùa Lá Mata Mata

Đặc điểm và tuổi thọ của Rùa Lá Mata Mata

Rùa lá Mata Mata có tên khoa học là Chelus fimbriatus. Vốn có nguồn gốc và xuất xứ từ các khu vực sông Amazon và khu Orinoco Nam Mỹ.

Rùa lá Mata Mata có hình dáng rất độc đáo. Phần đầu to và bè, mũi nhọn hướng về phía trước giống như mũi tên. Đặc biệt, phần mai rùa có lại có hình dáng trông giống như lá cây. Nên mới được gọi là Rùa Lá. Ngoài ra, mai rùa lá Mata Mata thường có màu vàng và nâu.

Theo Blog Cá Cảnh Mini, tuổi thọ của Rùa lá Mata Mata thông thường là từ 40 đến 75 năm.

rua-la-mata-mata-3
Đặc điểm và tuổi thọ của Rùa Lá Mata Mata

Cách nuôi và chăm sóc Rùa Lá Mata Mata

Rùa lá Mata Mata cần môi trường sống có nhiệt độ nước cao. Thông thường nhiệt độ ở mức từ 30 đến 33 độ C sẽ phù hợp với Rùa Lá Mata Mata hơn.

Bên cạnh đó, chúng cũng cần độ pH từ 5 – 6. Nếu bạn nuôi Rùa Lá Mata Mata bằng nước máy thì nên thêm rêu, lá bàng và các loại cây thủy sinh vào bể. Như vậy sẽ phần nào làm giảm nồng độ pH trong nước máy. Đồng thời giúp Rùa Lá Mata Mata giảm căng thẳng và dễ dàng thích nghi với môi trường mới hơn.

Thêm vào đó, Rùa Lá Mata Mata cũng cần ánh sáng để trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giống như các loài rùa cảnh khác. Tuy nhiên, chúng cũng không cần quá nhiều. Lời khuyên từ Cá Cảnh Mini là bạn có thể sử dụng thêm một đèn UVB 5.0.

rua-la-mata-mata-1
Thức ăn thích hợp với Rùa Lá Mata Mata

Thức ăn thích hợp với Rùa Lá Mata Mata

Rùa Lá Mata Mata chủ yếu ăn các loại cá sống. Tuy nhiên, trong môi trường nuôi dưỡng, bạn có thể bổ sung thêm nhiều thức ăn khác vào chế độ dinh dưỡng của Rùa Lá. Chẳng hạn như các loài động vật lưỡng cư, động vật không xương, côn trùng. Hoặc các loài động vật giáp xác như tôm, ốc, cua. Kinh nghiệm từ Blog Pet Cảnh Cacanhmini là chúng cũng ăn được các động vật có vú nhỏ và chim.

Thêm vào đó, chúng cũng có khả năng săn mồi ấn tượng bằng cách hút thật nhanh các con mồi vào miệng.

rua-la-mata-mata-5
Lưu ý khi nuôi Rùa Lá Mata Mata

Lưu ý khi nuôi Rùa Lá Mata Mata

Cách nuôi và chăm sóc Rùa Lá Mata Mata. Trong quá trình nuôi và chăm sóc Rùa Lá Mata Mata, bạn không nên thay nước liên tục. Mà nên thay nước định kỳ 1 lần/tuần.

Ngoài ra, lời khuyên từ Blog Cá Cảnh Mini là không nên để độ cao mực nước trong bể quá sâu. Chỉ nên cao hơn kích thước của rùa khoảng từ 4 đến 6cm.

Trong bể nuôi rùa Rùa Lá Mata Mata, bạn không nên trang trí với các tảng đá lớn và góc cạnh. Vì có thể va vào rùa lá khiến chúng bị thương. Thậm chí có thể gây ra tình trạng bị nấm hoặc thôi mai…

Tác giả: Vivian

Nguồn Cacanhmini.com

Điểm danh các loại rùa cảnh được ưa chuộng nhất trên Blog Cá Cảnh Mini:

Những loại rùa cảnh đẹp dễ nuôi thu hút giới trẻ

Rùa màu vàng óng quý hiếm đang gây bão

Cách nuôi Rùa Kim Cương Diamondback Terrapin

Chia sẻ cách nuôi Rùa Sao Ấn Độ Geochelone elegans

Cách nuôi Rùa Mũi Lợn kỳ lạ nhất thế giới

Chuyên Mục: Pet cảnh khác
Bài trước
Rùa nước ăn gì thức ăn dành cho rùa nước
Bài sau
Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc Rùa Chân Đỏ Red Foot