Huyệt bất súc chi tụ

Huyệt bất súc chi tụ. “Súc” có nghĩa là “tụ, ngưng (khí). Bất súc chi huyệt còn gọi là “hủ cốt chi tàng” (đất chôn mục xương), chỉ đất “hữu thế vô hình”, không tụ sinh khí.

Huyệt bất súc chi tụ

Các nhà phong thủy cho rằng, khí long mạch phát tích từ ngoài nghìn dặm, ào ào lao tới, sinh khí dừng lại ở nơi có đồi núi bao bọc. Vì vậy, đất cần có núi tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ bao bọc, trước có thủy bao, sau có điểm dựa. Dù ở đồng bằng, nếu có nhiều gò đất bao bọc, dòng nước uốn lượn đất sẽ tụ khí, giống như vua chúa được quần thần ủng hộ, bảo vệ.

Tiếp đến hình ngăn là đất sinh khí hưng vượng, an táng cát. Nếu sinh khí di chuyển trong đất, không có hình ngăn, không có thủy chắn thì sinh khí sẽ tản gọi là “bất súc”.

Sách “Táng kinh” chú giải: “Nói nghìn xích là nói long mạch từ xa di chuyển uốn lượn, đến chỗ đắc địa (đất tốt) sẽ ngưng tụ, khí tụ sẽ kết huyệt. Nếu âm dương không giao, ngăn hợp không rõ, ngoài không có nước ngăn chắn, sinh khí trong đất sẽ tản mát, không tụ”.

Cuốn “Địa lý nhân tử nên biết” viết: “Âm dương bất giao, ngăn hợp không rõ, sinh khí tản mát không tụ lại, gọi là bất súc”. Cái gọi là âm dương, sinh khí di chuyển trong đất gọi là âm, tản ra bên ngoài thành nước gọi là dương. Huyệt bất súc sinh khí không tụ. Gia chủ tang ở đất này xương mục nát, con cháu không có phúc.

Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo.

Nguồn tổng hợp.

Kinh nghiệm nuôi cá chép Koi Nhật Bản:

Cá Koi Nhật Bản quốc ngư đẹp xứ sở hoa anh đào

Đặc điểm và các loại cá chép Koi thường gặp

Tổng hợp bệnh ở cá Koi và cách điều trị dứt điểm

Kinh nghiệm nuôi cá Koi khỏe mạnh

Cá Koi mini giải pháp khi bạn không có sân vườn

Chuyên Mục: Phong thủy
Bài trước
Thế núi Lộc Tồn là gì
Bài sau
Nguyên nhân bệnh viêm xoang tái phát và cách chữa trị