Hướng dẫn nuôi cá Hồng Két Trắng cá Két Platinum

(Cá Cảnh Mini) – Hướng dẫn nuôi cá Hồng Két Trắng cá Két Platinum.

Cá Hồng Két Trắng còn được biết đến với nhiều tên khác như cá Két Trắng, cá Két Platinum, cá Bạch Ngọc Anh Vũ.

Cá Hồng Két Trắng là biến thể của cá Hồng Két. Loài cá Két Platinum này tương đối hiếm nên được nhiều anh em tìm mua.

Cá Hồng Két được cho là sẽ đem lại nhiều may mắn, tài lộc, thành công cho chủ nuôi cũng như các thành viên trong gia đình.

Bạn nào mới chơi và chưa biết cách nuôi cá Hồng Két Trắng.

Thì hãy tham khảo ngay Hướng dẫn nuôi cá Hồng Két Trắng cá Két Platinum từ Cacanhmini.com nhé.

Đừng quên chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm nuôi cá Hồng Két của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé.

Hướng dẫn nuôi cá Hồng Két Trắng cá Két Platinum

1. Đặc điểm của cá Hồng Két Trắng cá Két Platinum

Cá Hồng Két Trắng còn được biết đến với nhiều tên khác như cá Két Trắng, cá Két Platinum, cá Bạch Ngọc Anh Vũ. Cá Hồng Két Trắng là biến thể của cá Hồng Két.

Toàn thân cá Két Platinum có màu trắng. Dù vậy, ban đầu cá Két Platinum có màu trắng và đỏ.

Nhưng sau đó, màu đỏ sẽ dần dần biến mất. Và khi trưởng thành cá có màu trắng như tuyết…

Loài cá cá Két Platinum này tương đối hiếm nên được nhiều anh em tìm mua.

Cá Hồng Két được cho là sẽ đem lại nhiều may mắn, tài lộc, thành công cho chủ nuôi cũng như các thành viên trong gia đình.

Cách phân biệt cá Hồng Két cái và cá Hồng Két đực. Chủ yếu dựa vào bộ phận sinh sản.

Bộ phận sinh sản của cá cái trông như một chiếc vòi nhỏ dưới bụng, to hơn và tròn hơn con đực. Trong thời kỳ sinh sản thì bộ phận này sẽ to hơn bình thường.

2. Hướng dẫn nuôi cá Hồng Két Trắng cá Két Platinum

Để nuôi cá Hồng Két Trắng, anh em cần chuẩn bị một bể có thể tích từ 200 lít trở lên. Chiều dài từ 90 cm trở lên để cá được thỏa sức bơi lội.

Môi trường nước nên được lọc sạch thường xuyên kết hợp với sục khí oxy. Cá sống được ở mọi tầng nước trong bể cá cảnh.

Tuy nhiên, do khả năng chịu lạnh kém nên nhiệt độ trong bể phải điều chỉnh dao động từ 21 đến 28 độ C.

Độ cứng nước từ 2 đến 2,5, độ pH từ 6,5 đến 7,5. Bể nên được trang bị ánh sáng vừa phải không quá gay gắt hoặc quá yếu.

Cá Hồng Két Trắng theo Cá Cảnh Mini, có lẽ không thích hợp nuôi trong hồ thủy sinh.

Một phần vì tính cách rất tinh nghịch và có thể phá hỏng cây. Cá Hồng Két Trắng thường được nuôi cùng với cá rồng, cá La hán…

3. Cá Hồng Két Trắng cá Két Platinum ăn gì?

Cá Hồng Két Trắng cá Két Platinum thực chất là loại ăn tạp, lại rất háu ăn và tinh nghịch nữa.

Do đó, chúng không kén ăn lắm mà có thể xơi được hết nhiều loại thức ăn nha.

Từ trùn chỉ, sâu đông lạnh cho đến thịt bò, đồ ăn thừa và thức ăn khô dạng viên. Thậm chí là cá hồng két cũng xơi luôn các em cá nhỏ vừa miệng của chúng.

Về điều này thì Cacanhmini.com có cảnh báo với 500 anh em trong các bài viết trước rồi đấy nhé.

Nếu anh em nuôi bầy cá hồng két cùng với các loại cá nhỏ, thì những em nhỏ nhắn xinh đẹp sẽ là mồi tuyệt ngon cho lũ hồng két háu ăn đấy.

Ngoài ra, nếu không có nhiều thời gian, anh em cũng có thể chuẩn bị các loại thức ăn đóng hộp. Hoặc các loại thức ăn khô, thức ăn chế biến sẵn…

Hiện nay, trên thị trường cũng có nhiều loại thức ăn dành riêng cho cá hồng két. Đặc biệt có chứa tảo xoắn spirulina giúp cá tăng màu sắc và có bộ vảy bóng mượt.

Bài viết thuộc bản quyền Cacanhmini.com. Vui lòng trích dẫn nguồn Cacanhmini.com khi đăng tải lại bài viết.

Truy cập Cacanhmini.com xem thêm nhiều loài cá cảnh hot nhất thị trường.

4. Cá Hồng Két Trắng cá Két Platinum sinh sản

Về tập tính sinh sản của chúng thì thật đáng tiếc phải chia sẻ với anh em. Cá hồng két lai thường bị bất thụ do cá đực không thể thụ tinh cho trứng.

Chỉ có một số ít cá hồng két nhập sinh sản được tại nước ta. Với điều kiện là cá thể đực thuần chủng hoặc tạp giao gần.

Cá hồng két cái đẻ trứng rất nhiều nhưng do bị vô sinh nên khả năng trứng nở là rất thấp.

Trong khoảng thời gian sinh sản, cá hồng két cái sẽ rất hung dữ để bảo vệ trứng. Trứng nào không nở thì chúng cũng ăn luôn cho khỏe.

5. Bệnh thường gặp ở cá Hồng Két Trắng cá Két Platinum

Cá hồng két bị bạc màu, mất màu

Nguyên nhân, dấu hiệu

Có khá nhiều nguyên nhân làm cho cá hồng két bị bạc màu, mất màu. Có thể là do môi trường thay đổi, chất lượng nước không ổn định, hoặc do cá bị stress.

Một vài nguyên nhân khác từ nguồn thức ăn không phù hợp.

Hoặc chủ nuôi dùng đèn màu trắng chiếu sáng khiến cá hồng két bị bạc màu. Nếu sử dụng đèn, anh em nên chọn đèn có màu đỏ.

Cách trị bệnh bạc màu, mất màu cho cá hồng két

Điều quan trọng nhất để trị bệnh bạc màu, mất màu cho cá hồng két là anh em cần xác định nguyên nhân chính xác khiến cá bị bạc màu.

Từ đó, có hướng xử lý thích hợp. Tuy nhiên, anh em lưu ý là cần cung cấp đủ oxy và không nên thực hiện thay đổi quá đột ngột khiến cá hồng két càng stress hơn.

Ngoài ra, không nên thay nước quá nhiều lần/tuần. Thay nước chỉ 1 lần/tuần với 1/4 lượng nước trong bể sẽ phù hợp với cá hồng két hơn.

Cá hồng két bị sình bụng

Nguyên nhân, dấu hiệu

Khi bị sình bụng, cá hồng két sẽ có những dấu hiệu như chán ăn, bỏ ăn. Bụng chướng, bong bóng căng.

Hậu môn hoặc vây có thể đổi sang màu đỏ.

Cá cũng thường mất căn bằng khi bơi, kém linh hoạt, chỉ trốn hoặc ẩn nấp ở một góc thành bể. Ở một số trường hợp, cá hồng két còn bị dựng vảy.

Nguyên nhân cá hồng két bị bệnh sình bụng vì nguồn nước không sạch sẽ. Có thể đã lâu bạn chưa thay nước hoặc vệ sinh dọn dẹp phần thức ăn thừa.

Một số anh em cho cá hồng két ăn món tôm đông lạnh nhưng không cắt nhỏ kỹ lưỡng, để phần đầu tôm nhọn đâm vào thành ruột, làm trầy xước gây nhiễm trùng và vi khuẩn xâm nhập.

Một vài trường hợp còn lại là do cá hồng két bị nhiễm các bệnh khác gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Cách trị bệnh sình bụng cho cá hồng két

Trước hết, với những em nào bị sình bụng, anh em chủ nuôi cần cân nhắc cho em ấy ra sống riêng.

Cách ly em ấy để tránh lây bệnh cho các em còn lại trong hồ.

Bổ sung thêm muối vào hồ riêng của em ấy đồng thời, kết hợp với sử dụng một số thuốc kháng sinh như Cloramphenicol, Benzimycin…

Theo kinh nghiệm từ Cá Cảnh Mini, khi cá hồng két bị sình bụng, anh em có thể giảm bớt lượng thức ăn hàng ngày lại.

Có thể chỉ cho cá ăn 1 lần/ngày với lượng vừa đủ, không nhiều. Kèm với đó là thực hiện các biện pháp trên và theo dõi hàng ngày.

Cá hồng két bơi chúi đầu

Nguyên nhân, dấu hiệu

Thông thường, vào thời kỳ sinh sản, phần bụng của cá hồng két cái sẽ to lên. Việc không cung cấp đủ oxy cho cá, có thể làm cho tụi cá cái bơi chúi đầu về phía trước.

Nếu không, có thể do chất lượng nước, môi trường nước thay đổi nhiệt độ đột ngột, khiến cá bị stress, sợ hãi, dẫn đến việc bơi chúi đầu.

Cách trị bệnh bơi chúi đầu cho cá hồng két

Để khắc phục bệnh bơi chúi đầu ở cá hồng két, anh em cần để ý đến chất lượng nước và nhiệt độ môi trường nước.

Trang bị hệ thống lọc và cung cấp đủ oxy cho cá hồng két cũng như thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nước.

Bên cạnh đó, thay nước định kỳ 1 lần/tuần với 1/4 lượng nước trong hồ.

Khi thay nước, chủ nuôi nên thực hiện từ từ, nhẹ nhàng, tránh thực hiện một cách đột ngột khiến cá cảm thấy căng thẳng và không thoải mái.

Cá hồng két bị đen

Nguyên nhân, dấu hiệu

Cá hồng két của anh em đang bình thường bỗng xuất hiện các điểm đen, đốm đen trên thân.

Ngoài ra còn có các sợi nấm bám vào, cá cũng chán ăn, bỏ ăn, yếu và chết dần… Thấy cá hồng két như vậy, anh em chủ nuôi hết sức đau lòng. 

Tình trạng cá hồng két bị đen tương đối thường gặp. Cá hồng két rất nhạy cảm với môi trường xung quanh.

Do đó, chỉ cần nguồn nước không đảm bảo, nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc cá bị căng thẳng… cũng có thể khiến cá hồng két bị đen.

Cách trị bệnh cá hồng két bị đen

Cách tốt nhất là bạn nên thả một ít muối vào bể cá hồng két nhằm ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc phát sinh.

Thêm vào đó, khi đổi món cho cá ăn các loại thực phẩm tươi sống nên làm sạch và loại bỏ phần sắc nhọn.

Nếu bổ sung nồng độ muối vẫn chưa cá đỡ hơn, anh em có thể hòa 0,3 gram Xanh Methylen vào nước và ngâm cá khoảng 20 phút. Sau vài ngày, phần nấm mốc sẽ bị bong ra.

Cá hồng két bị nấm

Nguyên nhân, dấu hiệu cá hồng két bị nấm

Bệnh nấm là những loại nấm lây nhiễm trên da, trên vây, mang và miệng của cá hồng két.

Đặc biệt là những chỗ có ký sinh trùng tấn công hoặc vết lở loét, vết thương cũ cũng rất dễ bị nấm.

Cách trị bệnh cá hồng két bị nấm

Để trị bệnh cá hồng két bị nấm, trước hết chủ nuôi cần cách ly cá bệnh ngay. Sau đó, cần đảm bảo môi trường nước luôn sạch sẽ.

Duy trì nhiệt độ cao ở mức từ 30 đến 32 độ C. Đồng thời, nhỏ từ 3 đến 5 giọt menthylen vào bể cá. Thay nước liên tục mỗi ngày.

Hướng dẫn nuôi cá Hồng Két Trắng cá Két Platinum

6. Cá Hồng Két Trắng cá Két Platinum nuôi chung với cá nào?

Cá Hồng Két nuôi theo đàn

Cá hồng két thường được các anh em dân chơi nuôi theo đàn. Thường thì một đàn sẽ có khoảng 10 em cá hồng két.

Hoặc ít nhất anh em cũng nên nuôi từ 6 em trở lên để chúng rượt đuổi nhau và bơi vòng quanh hồ. Tạo vẻ sinh động, vui nhộn cho bể và sự khoái chí của anh em chủ nuôi.

Cá Hồng Két Trắng nuôi chung với cá rồng

Cá rồng có thể ăn được nhiều loại thức ăn như các loại cá nhỏ, cá xiêm, nhái con, rít, gián hay các thức ăn khô dạng viên…

Bản tính của cá rồng cũng thích sống ở nơi yên tĩnh, lượn lờ quanh bể. Rất phù hợp với cá hồng két.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ Cá Cảnh Mini, để đảm bảo mật độ cá trong bể. Anh em chỉ nên thả thêm 1 em cá rồng nuôi cùng đàn cá hồng két thôi nhé.

Cá Két Platinum nuôi chung với cá tai tượng da beo

Cá tai tượng da beo khi đạt đến độ tuổi trưởng thành sẽ có kích thước khoảng 30 cm. Cơ thể có hình bầu dục, màu sắc bắt mắt.

Lại có cùng môi trường sống nên rất thích hợp để nuôi chung với cá hồng két. Do đó, loài cá này cũng chiếm được khá nhiều cảm tình của anh em dân mê cá.

Cá Két Trắng nuôi chung với cá Ali

Cá ali nhìn chung có kích thước cơ thể tương đương với loài cá hồng két. Bản tính của chúng lại rất tinh nghịch, là loài cá săn mồi và chuyên ăn các động vật nhỏ.

Nuôi chung với cá hồng két là ok luôn. Điều cần lưu ý là mật độ cá trong bể.

Bên cạnh đó, anh em cũng nên trang trí thêm một vài mỏm đá, hốc đá trong bể để các em cá ẩn nấp và bơi lượn.

Cá Két Trắng nuôi chung với cá La Hán

Anh em có thể nuôi chung cá hồng két và cá la hán khi tụi này còn nhỏ, size kích thước còn bé.

Thế nhưng, chỉ nuôi được một thời gian nhất định thôi các bác ạ.

Khi chúng lớn dần lên, cá la hán thường rất hiếu chiến, cá hồng két lại háu ăn, tinh nghịch.

Vì vậy, cách tốt nhất là nên nuôi riêng tụi nó khi trưởng thành.

Không nuôi cá Hồng Két Trắng chung với các loại cá nhỏ

Một điều quan trọng nhất cần lưu ý là anh em không nên nuôi cá hồng két chung với các loại cá nhỏ khác.

Vì rất có thể những em nhỏ nhắn xinh đẹp sẽ là mồi tuyệt ngon cho lũ hồng két háu ăn đấy nhé!

Tác giả: ZiZi – Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi các loài cá hot nhất hiện nay, xem ngay trên Cá Cảnh Mini:

Bí quyết chọn mua cá La Hán đẹp

Kinh nghiệm chăm sóc cá La Hán bột đúng cách

Cá Hồng Két đẻ trứng có nở được không

Cách nuôi cá Hồng Két King Kong màu đỏ cực đẹp

Các loại cá cảnh màu xanh lá cây dạ quang đẹp nhất

Top 10 cá cảnh màu vàng kim tiền đón Tết tài lộc

Chuyên Mục: Cá cảnh
Bài trước
Các loại cá cảnh màu xanh lá cây dạ quang đẹp nhất
Bài sau
Các món bánh và kẹo Giáng Sinh nổi tiếng nhất thế giới