Văn khấn lễ Đền Bà Chúa Kho

Văn khấn lễ Đền Bà Chúa Kho. Lễ hội Đền bà Chúa Kho diễn ra vào ngày 14 tháng giêng âm lịch tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội này suy tôn bà Chúa Kho, Tứ phủ công đồng. Vì thế có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”. Trong đó đa phần là thương nhân và tiểu thương. Họ quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”, muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt.

1. Ý nghĩa Lễ Đền Bà Chúa Kho

Lễ hội Đền bà Chúa Kho diễn ra vào ngày 14 tháng giêng âm lịch tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội này suy tôn bà Chúa Kho, Tứ phủ công đồng. Vì thế có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”. Trong đó đa phần là thương nhân và tiểu thương. Họ quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”, muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt.

Sự tích về bà Chúa Kho:

Ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó ở làng Cô Mễ, núi Kho, Cầu Gạo… vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.

Đền Cô Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ(1077).

Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn bà là đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các “lẫm thóc, lẫm tiền” của Nhà nước.

Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cô Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cô Mễ có từ lâu đời. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu.

2. Lễ vật và cách cúng lễ đền Bà Chúa Kho

Theo phong tục từ xưa đến nay truyền lại, khi đến Đình, Chùa, Miếu nên mang theo lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều ít, sang, mọn,… tùy vào hoàn cảnh của từng cá nhân. Tuy vậy lễ vật nên có đầy đủ các thứ như sau:

Lễ chay: Gồm hương, hoa, trà, bánh, oản,…dùng để lễ ban phật, bồ tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

Lễ mặn: Gồm những thứ như xôi gà, thịt luộc,… nếu không có thời gian chuẩn bị hoặc là gia chủ là người ăn chay thì có thể thay thế bằng các đồ chay có hình dáng giống như tướng gà, lợn, giò, chả,…

Lễ đồ sống: Chú ý tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

Cỗ sơn trang: gồm những đồ đặc sản chay ở Việt Nam. Không được dùng  cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả,… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Lễ ban thờ cô, thờ cậu: thường dùng oản, hương hoa, quần áo, gương , lược, đồ trang sức cho cô,… hay những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Những lễ vật này nên được làm nhỏ gọn, xinh xắn, đựng trong túi đồ đẹp mắt. Như vậy sẽ thu hút sự chú ý của các “cô, cậu” nhiều hơn.

Lễ Thành Hoàng, Thư Điền: Nên đặt tất cả là đồ chay thì khi khấn mới được ban phúc.

3. Hạ lễ sau khi kết thúc

Sau khi kết thúc công việc khấn lễ ở các bàn thờ, thì sau khi đợi cháy hết một tuần nhang thì có thể viếng thăm phong cảnh nơi chùa chiền, thờ tự.

Sau khi cháy hết một tuần nhang thì có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong vái ba vái trước mỗi ban thờ rồi có thể hạ sớ đem ra ngoài để hóa.

Hóa sớ xong thì mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ chú ý hạ từng ban ngoài cùng lần lượt vào trong cho đến ban chính.

4. Bài văn khấn lễ Bà Chúa Kho

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

– Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.

– Con xin kính lạy Tam phủ cộng đồng, Tứ phủ vạn linh.

– Con xin kính lạy Thiên Tiên Thánh mẫu, Địa Thiên Thánh mẫu, Thủy Tiên thánh mẫu.

– Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.

– Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn Thần.

– Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.

– Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh

Hương tử (chúng) con là: ………………..

Ngụ tại: ……..

Ngày hôm nay là ngày: ……………………

(Chúng) con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: Gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo.

Nguồn tổng hợp.

Kinh nghiệm nuôi cá cảnh siêu hot từ các anh em Blog Cá Cảnh Mini:

Cách nuôi cá Neon nổi màu phát sáng tuyệt đẹp

Các loại cá Neon đẹp nhất trên thị trường

10 loại cá betta đẹp nhất thế giới

Điểm danh những loài cá cảnh dễ nuôi không cần sủi oxy

Giải đáp những pha khó đỡ khi nuôi cá betta cá xiêm cá chọi

Chuyên Mục: Phong thủy
Bài trước
Văn khấn tổ tiên ngày mồng 1 và rằm hàng tháng
Bài sau
Phong thủy giúp bạn tránh được thất thoát tiền bạc